Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ thiếu hụt thuốc tê: Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguồn cung

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Liên quan đến thông tin thiếu thuốc tê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW (Hà Nội), lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nhanh chóng tìm nguồn cung.

Trước thông tin Bệnh Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW thiếu thuốc tê, ngày 17/9, trả lời trên Sức khỏe & Đời sống, lãnh đạo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Quản lý Dược và Vụ/ Cục liên quan làm việc ngay với Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW để nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn cho bệnh viện.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nhanh chóng tìm nguồn cung thuốc tê để đảm bảo thuốc cho nhu cầu điều trị của các bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt.

Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nhanh chóng tìm nguồn cung thuốc tê. Ảnh minh họa 

Cùng ngày, PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW (Hà Nội) cho biết, hiện nay trên thị trường Việt Nam có 2 hãng cung ứng thuốc tê chính cho Bệnh viện là sản phẩm sản xuất tại Pháp và tại Canada. Với nhu cầu sử dụng của bệnh viện từ 1000 - 2000 ống (cao điểm) trên một tuần.

Trong 2 năm đại dịch COVID 19 và giai đoạn hiện nay mặc dù có tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, trang thiết bị nói chung và thuốc tê trong nha khoa nói riêng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW luôn luôn chủ động đưa ra các giải pháp linh hoạt để không làm xáo trộn và đứt gãy việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung và công tác khám chữa bệnh răng hàm mặt nói riêng, đảm bảo an toàn và quyền lợi người bệnh.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW, trong thời gian vừa qua các công ty cung ứng thuốc tê có thông báo tới Bệnh viện về tình trạng khan hiếm thuốc tế nồng độ Lidocaine 2%.

Bệnh viện đã chủ động, linh hoạt liên hệ với các nhà cung ứng thuốc tê khác cung cấp thuốc tê nồng độ Lidocaine 2% và artecaine 4% đắt hơn thuốc tê hiện tại đang dùng và dùng xen kẽ.

Trước đó, chiều 16/9, TS. Phạm Thanh Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương (Hà Nội) cho biết, tại bệnh viện có 2 nhóm thuốc sử dụng chính là thuốc kháng sinh và thuốc tê.

Với thuốc kháng sinh, quan điểm của bệnh viện là hạn chế tối đa, chỉ sử dụng khi cần thiết. Vì thế, trong thời gian qua bệnh viện không xảy ra tình trạng thiếu thuốc kháng sinh.

Với thuốc tê, ngoài sử dụng thuốc an toàn, nhân viên y tế cũng có nhiệm vụ làm thế nào để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất để thay thế loại thuốc đang dùng mà đã hết.

"Nếu điều này xảy ra thì bệnh viện đứng trước nguy cơ cao phải đóng cửa. Lý do là bởi có tới 2/3 dịch vụ ngoại trú của bệnh viện sử dụng thuốc tê", Pháp Luật TP.HCM dẫn lời ông Hà thông tin.

Cũng theo Phó giám đốc bệnh viện, nguyên nhân dẫn đến việc bệnh viện cạn kiệt thuốc tê là do giấy phép lưu hành thuốc tê của các công ty dược chưa được gia hạn, trong khi chỉ có 2-3 đơn vị nhập loại thuốc này về Việt Nam. Trên thế giới không có nhiều nhà sản xuất thuốc tê nên việc tìm sản phẩm thay thế cũng gặp nhiều thách thức.

Bệnh viện Bạch Mai trước đó cũng phản ánh đang thiếu thuốc giải độc. Nguyên nhân đây là các thuốc đặc biệt, hiếm, nhiều công ty không muốn nhập khẩu vì lợi nhuận thấp. Các bệnh viện cũng không thể dự trữ, trong khi thuốc lại có hạn sử dụng.

Bệnh viện Bạch Mai đã kiến nghị Bộ Y tế thành lập kho dự trữ các thuốc hiếm. Lý do số lượng bệnh nhân cần điều trị rất ít nhưng vẫn cần phải có dự trữ thuốc sẵn sàng khi có ca bệnh. Cục Quản lý Dược mới có văn bản hướng dẫn Bệnh viện Bạch Mai xác định nhu cầu, liên hệ với các cơ sở nhập khẩu để lập đơn hàng.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật