Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ thầy trò “hỗn chiến”: Cần cho thầy giáo cơ hội để sửa sai

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Liên quan đến quyết định xử lý vụ thầy giáo đánh học sinh xảy ra ở Bình Định, nhiều người cho rằng cần cho thầy Tuấn cơ hội để sửa sai.

(ĐSPL) – Liên quan đến quyết định xử lý vụ thầy trò “hỗn chiến” xảy ra ở Bình Định, nhiều người cho rằng cần cho thầy Tuấn cơ hội để sửa sai.

Sau khi có quyết định xử lý kỷ luật đối với vụ thầy giáo đánh học sinh ngay trên bục giảng xảy ra ở Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, dư luận cả nước vẫn chưa hết xôn xao.

Theo đó, giáo viên Trần Anh Tuấn – người có hành vi tát học sinh trong giờ Hóa tại lớp 11A1 phải nhận mức kỷ luật sa thải. Trước khi có hình thức kỷ luật chính thức, thầy Tuấn đã tự kiểm điểm. Điều đó có nghĩa là thầy giáo Tuấn đã không còn cơ hội được tiếp tục đứng trên bục giảng. Học sinh Nguyễn Thanh Long phải chịu mức kỷ luật cảnh cáo, còn em Nguyễn Phúc Nghĩa, Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu và thống nhất hình thức kỷ luật là khiển trách.

Học sinh và thầy giáo đánh nhau trên bục giảng - (Ảnh cắt từ clip).

Một trong 2 học sinh bị thầy giáo Trần Anh Tuấn đánh trên bục giảng là em Nguyễn Phúc Nghĩa khi nghe tin thầy Tuấn bị sa thải đã rất hối hận về hành vi của mình. Trên VOV, em Nghĩa đã nói như sau: “Giá như lúc đó em không nói gì thầy mà thầy cũng đừng đánh em. Coi như không có chuyện gì xảy ra để em đi học lại vui vẻ và thầy cùng không bị mất việc. Giờ em thấy em có lỗi. Em mong dư luận cũng đừng ép thầy. Thầy biết sai rồi”.

Bố của em Nguyễn Phúc Nghĩa, ông Nguyễn Phúc Nguyên cho rằng, hình thức kỷ luật như vậy là nặng. Ông cũng nói đây là chuyện không ai mong muốn và mong thầy Tuấn được đi dạy trở lại.

Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ, cô Quách Nguyễn Huyền Trân qua báo VOV mong muốn, dư luận và xã hội cho thầy Tuấn cơ hội để sửa sai: “Theo quan điểm của tôi, cũng là quan điểm của những người làm giáo dục, con người đôi khi thù hằn với nhau người ta vẫn có thể giải tỏa được, ở đây là thầy với trò. Học trò chắc không làm được điều này vì các em còn quá nhỏ, nhưng thầy Tuấn là lớn thì tôi muốn rằng thầy Tuấn phải tự mình cải thiện mối quan hệ của thầy với các em. Đây là sự việc đáng tiếc, ai sai thì chúng tôi sẽ có hình thức xử lý. Và chúng tôi cũng quan niệm rằng, nhiệm vụ của chúng tôi là phải giúp cho các em học tập, sau này ra đời để các em thành người có ích”.

Ths. MC Thanh Tùng – Giảng viên Khoa Quản lý kinh doanh, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã chia sẻ về vụ thầy giáo đánh học sinh trên báo Đời sống và pháp luật, “cũng là giáo viên trẻ, tôi có phần thông cảm với thầy giáo Anh Tuấn. Nhiều khi kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp còn hạn chế, sự thiếu kiểm soát trong cảm xúc sẽ dẫn đến những điều đáng tiếc như vậy.

Qua đây, tôi cũng hy vọng xã hội có cái nhìn bao dung hơn với thầy giáo Tuấn, còn cả một quãng đường dài phía trước, những điều tốt đẹp vẫn có thể được xây nên từ sự cảm thông và chia sẻ.”

Chị Nguyễn Thị Liên Hương, giảng viên Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc) - Ảnh: Vov.

Trao đổi với phóng viên VOV online về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Liên Hương, hiện là giảng viên Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc), trong xã hội hiện đại, mối quan hệ thầy - trò hiện nay đã có sự gần gũi hơn, dân chủ hơn và không còn cách biệt như xưa, nói như thế không có nghĩa là có thể vứt bỏ đi sự tôn trọng của trò đối với thầy và ngược lại. 

Nền tảng của mối quan hệ thầy trò là nếu học sinh có tôn trọng thầy thì mới tiếp thu được kiến thức của người thầy truyền đạt, nếu ngược lại thì sự truyền thụ kiến thức của người thầy sẽ kém hiệu quả. Nhưng muốn làm được điều này, người thầy phải là tấm gương cho người học trò noi theo trên mọi phương diện.

Xem thêm clip học sinh khóc lóc giữ thầy ở lại:

Kim Linh (Tổng hợp)

Tin nổi bật