Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ tán tỉnh, lừa 400 tỷ đồng của các "quý bà": Dùng ô tô, dây chuyền làm "mồi nhử"

(DS&PL) -

Liên quan đến đường dây tán tỉnh, lừa 400 tỷ đồng của các "quý bà", các nạn nhân đều cho biết, được "người yêu" ngỏ ý tặng dây chuyền, ô tô, những quà tặng có giá trị.

Liên quan đến đường dây tán tỉnh, lừa 400 tỷ đồng của các "quý bà", các nạn nhân đều cho biết, được "người yêu" ngỏ ý tặng dây chuyền, ô tô, những quà tặng có giá trị. Tin tưởng, nên khi có người xưng là nhân viên chuyển phát nhanh gọi điện yêu cầu chuyển tiền lệ phí, các nạn nhân đã không nghi ngờ mà chuyển tiền đi.

Dùng ô tô, dây chuyền làm "mồi nhử"

Mới đây, cơ quan chức năng vừa triệt phá và bắt giữ một đối tượng trong đường dây lừa đảo gần 400 tỷ đồng. Theo đó, cơ quan chức năng xác định Lê Thành Nhân (31 tuổi, trú tại huyện Cần Đước, Long An, làm nghề lái xe tại TP.HCM) đã cấu kết với người nước ngoài để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Theo báo Đất Việt, chị T.T.H (trú tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, vào tháng 9/2020, chị có quen với một người qua mạng xã hội Facebook có tên tài khoản là Philip James. Người này giới thiệu với chị H rằng mình là bác sĩ người Anh.

Cuối tháng 10/2020, Philip James nói muốn gửi tặng cho chị H một gói quà gồm 3 sợi dây chuyền, 1 chiếc ôtô và một số thứ khác. Khoảng 4 ngày sau, có một người gọi cho chị H xưng là nhân viên chuyển phát nhanh quốc tế và yêu cầu chị H chuyển 35 triệu đồng tiền lệ phí để được giao hàng. Sau khi chị H chuyển tiền, người này lại yêu cầu chị H tiếp tục chuyển thêm tiền với lý do giá trị của gói quà quá lớn so với quy định của pháp luật.

Tổng số tiền chị H. chuyển cho đối tượng là 415 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, chị H. mất liên lạc với các đối tượng.

Đối tượng Lê Thành Nhân. Ảnh: Dân Trí

Trong khi đó, chị L. (trú tại TP. Huế) cũng cho biết, thông qua mạng xã hội Facebook, bà kết bạn với một người có tên tài khoản là Rana Ali Akbar. Rana Ali Akbar bảo với bà L mình đang là quân nhân Mỹ. Sau một thời gian tán tỉnh, Rana Ali Akbar nói có món quà muốn gửi tặng cho bà L để giúp đỡ bà khắc phục hậu quả bão lụt, thiên tai.

Cuối tháng 11/2020, một người xưng là nhân viên chuyển phát nhanh quốc tế gọi điện cho bà L. thông báo có món quà từ nước ngoài chuyển về. Người này yêu cầu bà L. chuyển 12 triệu đồng để nhận quà. Sau đó, đối tượng lại tiếp tục vòi tiền bà L. với tổng số 307 triệu đồng.

Báo Đất Việt cho hay, theo cơ quan công an, chỉ trong thời gian ngắn, đã có rất nhiều bị hại khác cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự như trên. Điều đáng nói là, trong số những bị hại có nhiều người là cán bộ, người có trình độ nhưng vẫn bị sập bẫy lừa.

Lời khai của kẻ lừa đảo

Đầu tháng 12/2020, cơ quan chức năng đã bắt giữ Lê Thành Nhân. Khám nghiệm nơi ở của đối tượng, công an thu giữ tang vật gồm 4 máy điện thoại, 16 sim số điện thoại, 1 quyển sổ Nhân ghi chép thông tin liên quan đến hoạt động lừa đảo cùng nhiều vỏ sim điện thoại khác…

Theo báo Dân Việt, Nhân khai vào tháng 5 có quen biết với một người phụ nữ (hiện đang trú tại Campuchia) rủ tham gia vào một đường dây người nước ngoài lừa đảo tại Việt Nam. Vai trò của Nhân là chịu trách nhiệm liên lạc, nhận và chuyển tiền của các bị hại cho người phụ nữ này.

Cơ quan công an xác định, thông qua mạng xã hội Whatsapp, một số đối tượng người Niegeria giả là quân nhân, bác sĩ nước ngoài…, kết bạn, làm quen với phụ nữ Việt Nam. Sau một thời gian trò chuyện, ngỏ lời yêu đương, nhóm đối tượng người nước ngoài này sẽ bày tỏ muốn tặng quà, gửi ngoại tệ có giá trị cao cho các bị hại hòng làm mồi nhử.

Khi có được thông tin của bị hại, chúng chuyển cho các đối tượng khác sinh sống ở Campuchia để lấy thông tin các tài khoản ngân hàng. Tiếp đó, các đối tượng ở Campuchia sẽ cung cấp thông tin cho Lê Thành Nhân.

Lúc này, Nhân giả danh nhân viên quản lý và giao hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất gọi điện, thông báo cho các bị hại hiện đang có một kiện hàng của người thân từ nước ngoài gửi về, yêu cầu bị hại nộp các khoản phí qua các tài khoản ngân hàng để hoàn tất thủ tục nhận hàng.

Với số tiền chiếm đoạt được, trong 2 tháng đầu tiên, Nhân được hưởng 10%, những tháng tiếp theo Nhân được trả công 12 triệu đồng/tháng.

Bằng những thủ đoạn này, chỉ từ tháng 6 đến nay, các đối tượng đã lừa đảo hàng trăm nạn nhân trên cả nước với tổng số tiền chiếm đoạt gần 400 tỷ đồng.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật