Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ người đàn ông "ôm" rắn hổ mang chúa 4,5kg vào bệnh viện: Người thân tiết lộ bất ngờ về "bé Na"

(DS&PL) -

Anh trai của người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn vào đùi, phải nhập viện cấp cứu cho biết, hiện gia đình đã đưa con rắn về chôn tại nơi nạn nhân bắt nó là núi Bà Đen.

Anh trai của người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn vào đùi, phải nhập viện cấp cứu cho biết, hiện gia đình đã đưa con rắn về chôn tại nơi nạn nhân bắt nó là núi Bà Đen.


Con rắn được xác định là hổ mang chúa, nặng 4,5kg cuốn chặt vào tay bệnh nhân. Ảnh: TTXVN 

Liên quan đến vụ người đàn ông bị rắn hổ mang chúa 4,5kg cắn, phải nhập viện cấp cứu, sáng 20/8, anh Hoàng (anh trai bệnh nhân) cho biết gia đình nghèo nên cha con anh P.V.T (SN 1982, quê Tân Châu, Tây Ninh) thường xuyên đi làm thuê ở các vườn mãng cầu.

"Sáng 19/8, hai cha con anh T. đang làm ở vườn mãng cầu gần núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) thì phát hiện con rắn hổ mang chúa. Lúc này, con trai anh T. kêu cha bỏ chạy. Tuy nhiên, do gia đình rất khó khăn nên anh T. tiếc và quay lại bắt con rắn và hậu quả là bị cắn vào đùi", anh Hoàng kể.

Theo anh Hoàng, hiện gia đình đã đưa con rắn về chôn ngay nơi anh T. bắt con rắn.

Trong sáng 20/8, thông tin về sự việc, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh Nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sức khỏe anh P.V.T hiện vẫn còn theo dõi ở phòng chăm sóc đặc biệt.

Thông thường những trường hợp bị rắn cắn thì con rắn cắn xong bỏ chạy, hoặc người bị rắn cắn hoảng loạn bỏ chạy, riêng trường hợp của bệnh nhân T. sau khi bị rắn cắn thì con rắn cuốn chặt vào tay cùng bệnh nhân đến bệnh viện là một trường hợp rất hy hữu.

Lý giải về việc vì sao con rắn cuốn chặt vào tay bệnh nhân T. khi đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, bác sĩ Sang cho rằng có thể bệnh nhân T. bị rắn cắn xong thì anh đã tóm được đầu con rắn và giữ chặt; khi giữ chặt như vậy, phản ứng tự nhiên của con rắn sẽ cuốn chặt vào tay của bệnh nhân.

Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ giữ chặt đầu con rắn trong thời gian rất ngắn, đến khi nọc độc bắt đầu phát tán, bệnh nhân bị yếu cơ tứ chi, yếu cơ hô hấp thì tự động con rắn bung ra và lúc này mới tách được con rắn ra khỏi bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang cho biết, bệnh nhân P. V. T. được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng liệt hoàn toàn các cơ. Các bác sĩ hội chẩn nhanh đây là một trường hợp bị rắn hổ chúa cắn, biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Ngay lập tức, bác sĩ khoa Cấp cứu liên hội chẩn với đơn vị chống độc khoa Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy, chuẩn bị máy thở và các phương tiện cấp cứu để hỗ trợ bệnh nhân.

Tại khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân liệt hoàn toàn tứ chi, phải bóp bóng giúp thở và đồng tử dãn to, mất phản xạ ánh sáng. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng máy thở hỗ trợ hô hấp, thuốc an thần; đồng thời sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật