Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ máy bay Su-22: Ngư dân ra hiện trường chỉ chỗ máy bay rơi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngày 20/4, lực lượng tìm kiếm tiếp tục nhờ ngư dân Nguyễn Phùng cùng ra hiện trường để chỉ lại vị trí máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận.

(ĐSPL) - Ngày 20/4, lực lượng tìm kiếm tiếp tục nhờ ngư dân Nguyễn Phùng cùng ra hiện trường để chỉ lại vị trí máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận.
Liên quan đến vụ máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận, ngày 20/4, lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn được tăng cường thêm tàu cứu kéo 956 của Lữ đoàn 125, Quân chủng hải quân. Đến thời điểm này, lực lượng tàu tìm kiếm - cứu nạn của Quân chủng Hải quân là nhiều nhất với 6 chiếc (trong đó có 2 tàu rà quét chuyên dụng của Đoàn 6 Hải quân, 1 tàu chuyên làm nhiệm vụ cứu kéo), 2 tàu Cảnh sát Biển, 1 tàu Biên phòng và 1 tàu phục vụ công tác lặn tìm kiếm của Bộ đội Đặc công.
Lực lượng tìm kiếm tiếp tục nhờ ngư dân Nguyễn Phùng cùng ra hiện trường để chỉ lại vị trí máy bay rơi. Với kinh nghiệm đi biển lâu năm, dù không dùng định vị, ông vẫn nhớ được vị trí nơi hai máy bay rơi xuống. Nhờ đó, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã thuận lợi hơn trong việc phát hiện một số vật thể nghi là thân máy bay Su-22 trong ngày 18/4.
Trước đó, trao đổi trên VTV, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết, hiện nay, dòng nước chảy dưới đáy biển rất mạnh, gây khó khăn cho đội người nhái tìm kiếm.
Về phương án tìm kiếm cứu nạn, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn khẳng định: “Quyết tâm tìm kiếm hai phi công mất tích là ưu tiên hàng đầu, sau đó là tìm kiếm các bộ phận máy bay để làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn”.
Như tin tức đã đưa, hai máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không- Không quân) bay huấn luyện trên đường bay Phan Rang- Mũi Rinh, Phú Quý, Bình Thuận đã bị mất liên lạc với Sở Chỉ huy vào lúc 11h45 ngày 16/4.

Tàu chuyên dụng có thiết bị dò kim loại đang nỗ lực tìm kiếm 2 máy bay mất tích. Nguồn: Lao động

Ngay sau khi mất liên lạc, Sư đoàn Không quân 370 đã điều máy bay Mi-171 của Trung đoàn 917 tìm kiếm cứu nạn. Lúc 14h 50 phút ngày 16/4, máy bay tìm kiếm đã phát hiện tại vùng biển có tọa độ 10 độ, 36 phút, 36 giây vĩ Bắc; 108 độ, 51 phút, 30 giây kinh Đông có 4 bình dầu phụ trôi nổi và vết dầu loang trên biển.
Hai phi công gặp nạn gồm: Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
MAI NGUYÊN (Tổng hợp)
Xem thêm video vụ máy bay Su-22 rơi ở Bình Thuận:

Tin nổi bật