Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ hai cô giáo vô ý làm trẻ chết vì sặc cháo: Cấp cứu thế nào để trẻ thoát cửa tử?

(DS&PL) -

Hai cô giáo vô ý gây tử vong do trẻ sặc cháo vừa được xử tại tòa hôm 26/10, nhưng nếu được trang bị kỹ năng cấp cứu, có lẽ cháu bé có thể đã không tử vong.

Hai cô giáo vô ý gây tử vong do trẻ sặc cháo vừa được xử tại tòa hôm 26/10, nhưng nếu được trang bị kỹ năng cấp cứu, có lẽ cháu bé có thể đã không tử vong.
Nỗi buồn 2  cô giáo
Hai cô giáo Ngô Thị Hà Quyên (SN 1986, trú tại Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội) và Đinh Thị Hồng (SN 1977, trú Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình) vừa bị xử về tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, dẫn đến cái chết của cháu bé 12 tháng tuổi.

Hai bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: báo VietnamNet

Trước đó, Quyên và Hồng được giao nhiệm vụ chăm sóc, quản lý lớp bé từ 12-18 tháng tuổi. Sáng 27/8/2013, là ngày thứ 2 đến lớp, bé Trần Nhật H. (12 tháng tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) được Hồng trực tiếp bón cháo (loại cháo dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi). Khi đó, bé H. quấy khóc và ăn ít.
Khoảng 30 phút sau, Hồng tiếp tục cho bé gái uống 100ml sữa rồi đặt bé ngồi chơi cùng các bạn trong lớp, nhưng lúc sau, bé bị nôn hết.
Sau khi vệ sinh cho bé, Quyên bế bé ru ngủ, rồi đặt nằm xuống sàn nhà lát gỗ, ở tư thế nằm nghiêng sang bên trái. Đến 13h15 phút, thấy bé H. “ọ ọe”, Quyên vỗ để cháu ngủ tiếp.
30 phút sau, khi đi vệ sinh vào, thấy bé H. vẫn nằm im ở tư thế ban đầu, Quyên đến kiểm tra thì phát hiện mặt, môi bé có biểu hiện tím tái.
Lay người không thấy cháu bé có phản ứng gì, Quyên bế bé xuống tầng 1 và hô hào mọi người sơ cứu. Bé H. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đức Giang. Tại đây, các bác sĩ cho biết, bé đã tử vong.
Theo kết luận giám định của Viện khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an, nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu H. là do suy hô hấp vì nhồi máu phổi và dị vật đường thở ở người có huyết khối buồng nhĩ phải. Do đó, Quyên và Hồng bị truy tố tội Vô ý làm chết người.
Trong những tình huống đau lòng trên, nếu các cô bảo mẫu được tập huấn đầy đủ về cách cấp cứu khi trẻ bị sặc hay nhà trẻ có trang bị thiết bị cấp cứu chống sặc nghẹn, có lẽ cháu bé đã không tử vong.
Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa, bột, cháo

Khi bị sặc cháo, sữa hoặc bị mắc dị vật đường thở trẻ thường có những biểu hiện có thể nhận thấy được. Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng, Nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen…
Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, nước canh, cháo… trào ra từ mũi, miệng của bé.
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bột, cháo
Trường hợp không có dụng cụ cấp cứu
Bước 1: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch. Nếu sữa, cháo không chảy ra vẫn cần kiểm tra và cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.
Bước 3: Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ người trợ giúp gọi 115 ngay khi có thể.
Bước 4: Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
Các bước thực hiện cấp cứu sặc nghẹn bằng dụng cụ cấp cứu sặc nghẹn
Thiết bị cấp cứu sặc nghẹn là một thiết bị hút cầm tay có áp lực lên tới 35kPa đủ để giải phóng dị vật ra khỏi đường thở chỉ trong vòng 3-5 giây.
Bước 1: Lấy Dechoker (một dụng cụ cấp cứu sặc nghẹn) từ hộp, kéo thử một hoặc hai lần trước khi sử dụng.
Bước 2: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hai tay úp trước ngực, nghiêng đầu, nâng cằm lên để có thể tiếp cận vào khí quản.
Bước 3: Đưa ống vào trong miệng bệnh nhân, đặt mặt nạ phủ kín miệng và mũi không quá 3 giây.
Bước 4: Đặt ngón tay cái ở phía dưới cằm và ngón trỏ ở trên một bên của mặt nạ, ngón giữa giữ bên trên.
Bước 5: Sử dụng áp lực nhẹ, bắt đầu kéo pittong lên. Lặp lại từ 4-5 lần nếu cần thiết.
Bước 6: Chú ý không bao giờ để mặt nạ che miệng và mũi quá 3 giây tại bất kỳ thời điểm nào. Đếm ngược 3, 2, 1.
Bước 7: Nâng bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để dị vật đưa ra khỏi miệng và tránh bị hút vào phổi.
 
Phòng tránh sặc sữa, cháo
Khi cho trẻ bú, cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống một cách nhịp nhàng. Con nuốt xong thức ăn lại bú tiếp, hạn chế bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc. Sau khi bú xong, cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bế bé lên vai, giúp bé ợ hơi, vỗ lưng nhẹ tránh gây sặc sau khi ăn.
Nếu bé bú bình, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho…
Khi bé ăn cháo: Không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.
Nguyễn Hà (T/h)

Tin nổi bật