Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ chém người gần chết tại quán karaoke: Tranh cãi về tội danh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo luật sư, ở vụ án này Phúc lĩnh án tù là không oan, nhưng bị áp dụng sai tội danh, dẫn đến bản án quá nặng dành cho bị cáo vị thành niên này.

(ĐSPL) - Theo luật sư, ở vụ án này Phúc lĩnh án tù là không oan, nhưng bị áp dụng sai tội danh, dẫn đến bản án quá nặng dành cho bị cáo vị thành niên này.
Theo tin tức trên báo Pháp luật & Xã hội, hôm nay (17/3) Tòa Phúc thẩm TANDTC sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 4 bị cáo trong vụ “Giết người” xảy ra tại quán karaoke EIFFEN (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Tuy nhiên, đến thời điểm này cơ quan điều tra (CQĐT) vẫn chưa bắt đối tượng trực tiếp “ra tay” chém anh Phương đồng nghĩa với việc kết tội các bị cáo về tội “Giết người” liệu có thỏa đáng?
Các bị cáo trong vụ án, gồm: Bùi Hoàng Phúc (khi phạm tội 17 tuổi 10 tháng), Lê Văn Thành (khi phạm tội 17 tuổi 5 tháng); Chu Tuấn Anh và Lê Văn Thanh. Bị hại trong vụ án là anh Trần Bảo Phương (sn 1992, thời điểm xảy ra vụ án đang là học viên Học viện Cảnh sát nhân dân).

Các bị cáo trước vành móng ngựa trong phiên xét xử sơ thẩm. 

Theo Bản án sơ thẩm và hồ sơ vụ án, tối ngày 5/9/2013, sau cuộc nhậu, anh Trần Bảo Phương  cùng một số người bạn đến quán karaoke EIFFEL nơi bị cáo Phúc làm việc để “xả hơi”. Tại đây, anh Phương đùa nghịch làm vỡ tiểu cảnh của quán nên đã dẫn tới việc “gằm gè”, xô xát với Bùi Hoàng Phúc.
Theo bản án sơ thẩm số 402/2014/HSST ngày 17/9/2014 của TAND TP Hà Nội, xô xát bắt đầu khi “Anh Phương quàng tay vào cổ Phúc kéo ra bãi trông xe ngoài quán để “nói chuyện”, 2 bên lời qua tiếng lại rồi xông vào dùng chân tay đấm đá nhau. Bùi Hoàng Phúc dùng tay đấm anh Phương rồi bỏ chạy ra ngoài cửa quán, anh Phương đuổi theo thì bị Phúc nhặt 1 chiếc gậy gỗ đập một nhát vào đầu làm Phương chảy máu đầu. Bùi Hoàng Phúc bỏ chạy đến nhà Chu Tuấn Anh kể lại việc mâu thuẫn và nhờ Chu Tuấn Anh giúp đánh anh Phương. Phúc tiếp tục điện thoại cho Lê Văn Thanh và đối tượng Duy (đến nay vẫn chưa xác định được nhân thân, địa chỉ), gọi cho Lê Văn Thành và bảo Thành lấy 1 con dao của Phúc để ở quầy lễ tân của quán Karaoke mang đến cho Phúc. Thành lấy dao rồi đi xe máy đến gần khu vực nhà Chu Tuấn Anh gặp Phúc, Tuấn Anh và Duy. Thành đưa con dao cho Phúc thì Duy giằng lấy con dao”.
Sau đó Duy điều khiển xe máy chở Chu Tuấn Anh, còn Lê Văn Thành chở Bùi Hoàng Phúc quay lại quán karaoke. Khi đến gần quán, Phúc gặp mẹ đẻ là chị Mai Thị Phương Anh. Biết được việc xô xát chị Phương Anh ngăn, đuổi không cho Phúc đến quán, do vậy Phúc bảo Thành đèo về nhà Vương Duy Hùng, sau đó ở lại ăn lẩu với gia đình và bạn bè Hùng.
Theo tài liệu điều tra, sau đó chỉ còn Duy chở Chu Tuấn Anh đến gần quán karaoke thì gặp được anh Phương. Chu Tuấn Anh nhặt 1 đoạn gậy gỗ chạy đến đánh anh Phương. Đối tượng Duy cầm dao chém nhiều nhát vào người anh Phương, anh Phương giơ tay lên đỡ thì bị nhiều vết thương vào tay. Khi thấy anh Phương bị chảy máu và ngồi xổm trên đất ôm đầu thì cả hai dừng lại. Thanh đi bộ đến sau, cũng nhảy vào đấm đá anh Phương vài cái. Sau đó, cả 3 cùng nhau lên xe máy rời đi.
Anh Phương được đưa đi cấp cứu, kết quả xác định bị thương tích 40\% sức khỏe.
Sau đó, Phúc, Tuấn Anh, Thanh và Thành bị khởi tố về “Tội giết người”. Riêng đối tượng Duy bỏ trốn, cơ quan công an không xác định được nhân thân, địa chỉ đên nay vẫn chưa bắt được.
Kết luận điều tra và Cáo trạng của VKS xác định nhóm thanh niên đồng phạm về “tội giết người”, dù chưa bắt được đối tượng phạm tội tích cực nhất – chém người tên là Duy.
HĐXX sơ thẩm tuyên các bị cáo phạm tội giết người có tính chất côn đồ và chỉ cho các bị cáo hưởng một tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo. Theo đó, tuyên phạt: Chu Tuấn Anh 18 năm tù; Lê Văn Thanh 13 năm tù; hai bị cáo chưa đủ tuổi vị thành niên khi phạm tội là Bùi Hoàng Phúc: 16 năm tù và Lê Văn Thành: 10 năm tù.
Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo và thân nhân họ kháng cáo, cho rằng các bị cáo không phạm tội giết người và hình phạt tòa sơ thẩm tuyên là quá nặng.
“Giết người” hay không, phải làm rõ “ý thức” và “hậu quả”
Trước phán quyết trên, chia sẻ trên báo Pháp Luật Việt Nam, Luật sư Nguyễn Quang Anh (Công ty Luật TNHH Sao Việt, Hà Nội) cho rằng, để quy kết Duy và 4 bị cáo trên đồng phạm về tội “Giết người” (như quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) cấp sơ thẩm) thì phải chứng minh, làm rõ các đối tượng này đã cùng cố ý, thống nhất với nhau về việc đánh, chém chết anh Phương. Tuy nhiên, trong vụ án này thì đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi chém nạn nhân lại chưa bị bắt, chưa có lời khai thể hiện việc “thống nhất ý chí” với Phúc như thế nào. Như vậy thì không đủ cơ sở để kết án các bị cáo về tội “Giết người”.
Trong khi đó, cả Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm đều chỉ thể hiện việc Phúc gọi Duy, Thanh đến để nhờ “đánh anh Phương” chứ không có lời lẽ nhờ vả nào nhằm “chém chết” cả. Ngoài ra, Phúc cũng không đưa dao cho Duy mà chính Duy là người đã chủ động giằng lấy con dao từ tay Thành để quay lại quán karaoke.
Như vậy thì có thể thấy, ý thức của bị cáo Phúc chỉ là đánh anh Phương do bực tức từ mâu thuẫn trước đó chứ không mong muốn tước đoạt tính mạng của anh Phương. Sau khi được mẹ ngăn cản hoặc khi đến nhà ông Hùng uống rượu, tuy có điều kiện để tìm đánh anh Phương nhưng Phúc vẫn không thực hiện.
Với những chi tiết trên, LS Quang Anh cho rằng, trong trường hợp không thể tạm đình chỉ vụ án (để chờ lấy lời khai của của Duy, cho Duy đối chất) thì cơ quan tiến hành tố tụng cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT” để chấp nhận lời khai của Phúc về việc chỉ “nhờ đánh” anh Phương mà thôi.
“Như vậy thì Duy phải chịu trách nhiệm về những hành vi “quá tay” đối với nạn nhân chứ không thể buộc các bị cáo khác cùng chịu? “Nếu sau này Duy bị bắt và có lời khai thừa nhận Phúc nhờ “đánh” chứ không “chém chết” thì rõ ràng Phúc đã bị kết án oan về tội “Giết người”- LS Quang Anh nêu quan điểm.
Cũng như LS Quang Anh, LS Nguyễn Trung Thành (Cty TNHH Luật Hòa Lợi) thì cho rằng, nếu không chứng minh rõ Phúc có ý thức “mong muốn tước đoạt mạng sống” thì không thể cho rằng bị cáo này có lỗi cố ý trực tiếp. Bị cáo Phúc chỉ có lỗi cố ý gián tiếp, tức là bị cáo không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra, muốn ra sao thì ra (nạn nhân chết thì bị cáo phạm tội “Giết người”, nạn nhân bị thương thì phạm tội “Cố ý gây thương tích”). Trong vụ án này, nạn nhân bị tổn hại 40\% sức khỏe thì rõ ràng việc tuyên phạt các bị cáo về tội “Giết người” là khiên cưỡng.
20 thanh niên đâm chém kinh hoàng, 1 người tử vong
Gia Huy (tổng hợp)

Tin nổi bật