Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 25.000 phụ kiện điện thoại nhập lậu

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Tại thời điểm kiểm tra, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng ốp điện thoại trị giá hơn 205,5 triệu đồng.

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, thời gian vừa qua, Tổ công tác về Thương mại điện tử Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành thẩm tra, xác minh theo dõi hoạt động bán hàng trên mạng xã hội Facebook của tài khoản có tên “Nguyễn Kiên…”;

Tại thời điểm thẩm tra, xác minh, xác định tài khoản “Nguyễn Kiên…” đang thực hiện đăng bài bán hàng là sản phẩm kinh cường lực điện thoại di động và ốp điện thoại các loại do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Sau khi thông tin đã được thẩm tra, xác minh, ngày 20/5, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Đội QLTT số 2 cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Kiên - Vân Xuân (địa chỉ thôn Xuân Húc, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).

Lực lượng chức năng đã lập Biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ số hàng vi phạm.

Tại thời điểm kiểm tra, hộ kinh doanh Nguyễn Văn Kiên - Vân Xuân đang kinh doanh, bày bán hàng hoá tại Cửa hàng phụ kiện điện thoại Kiên Huệ và thực hiện đăng bài bán hàng ốp điện thoại, kính cường lực điện thoại trên trang Facebook của ông Nguyễn Văn Kiên (Facebook Nguyễn Kiên …).

Hàng hóa đang kinh doanh và lưu kho gồm 6.000 chiếc ốp điện thoại di động nhãn hiệu HOCO; 3.500 chiếc ốp điện thoại di động nhãn hiệu CASE.PRO; 7.500 chiếc ốp điện thoại di động MADE IN CHINA; 6.000 chiếc miếng dán cường lực nhãn hiệu KINGKONG GLASS.

Tổng trị giá hàng hóa là 205,5 triệu đồng. Toàn bộ số hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất (trên sản phẩm in dòng chữ Made in China), có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Đội QLTT số 5 đã lập Biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ hàng hóa vi phạm, trình Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc xem xét, ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Trong thời gian tới, Đội QLTT số 5 sẽ tiếp tục phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Tổ công tác về Thương mại điện tử khai thác và nắm bắt thông tin các đối tượng sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ… trên không gian mạng theo Quyết định số 121/QĐ-CQLTT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc. Để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân  kinh doanh chân chính.

Tin nổi bật