Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vietjet bồi thường 300 nghìn vì chậm 10 tiếng là chưa thỏa đáng!

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mức bồi thường của Vietjet chưa thỏa đáng so với những mệt mỏi, căng thẳng, ức chế mà 108 hành khách đã phải trải qua khi phải vạ vật tại sân bay suốt 10 tiếng.

(ĐSPL) - Căn cứ vào Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT thì mức bồi thường 300 nghìn đồng của Vietjet Air là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên mức bồi thường này là chưa thỏa đáng so với những mệt mỏi, căng thẳng, ức chế mà 108 hành khách đã phải trải qua khi phải vạ vật tại sân bay suốt 10 tiếng.

108 hành khách rất bức xúc khi phải đợi suốt 10 tiếng do chuyến bay VJ 8831 của VietJet Air bị chậm.  

Xoay quanh mức bồi thường 300 nghìn đồng cho mỗi hành khách do chậm chuyến bay từ Hà Nội đi Buôn Ma Thuột suốt 10 tiếng vào ngày 2/8 vừa qua của hàng hàng không Vietjet Air, PV Báo Đời sống và Pháp luật đã ghi nhận ý kiến của Luật sư đánh giá về mức bồi thường này.

Mức bồi thường của Vietjet Air là đúng quy định pháp luật...

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên - Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên cho rằng: Việc đảm bảo an toàn, an ninh cho mỗi chuyến bay là trách nhiệm quan trọng hàng đầu của các hãng hàng không nói chung. Đối với các chuyến bay khi đã công bố lịch bay thì phải thực hiện theo lịch bay đúng thời gian đã công bố, trừ những trường hợp bất khả kháng vì lý do thời tiết xấu, chiến tranh...

Trường hợp chuyến bay mang số hiệu VJ 8831 của VietJet Air ngày 02/8 khởi hành từ Hà Nội đi Buôn Ma Thuột bị chậm 10 giờ so với thời giờ dự kiến khởi hành ban đầu theo cơ quan quản lý chuyên trách, Cục hàng không Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải khẳng định là do VietJet Air không có máy bay để phục vụ.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên - Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên.

Đây là trường hợp không được miễn trách nhiệm bồi thường theo quy định tại điều 3 của Quyết định 10/2007/QĐ-BGTVT ngày 27/02/2007 của Bộ Giao thông Vận tải về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, vì thế VietJet Air phải có trách nhiệm bồi thường cho hành khách bị lỡ chuyến bay theo đúng quy định tại Điều 4 Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT ngày 27/02/2007 của Bộ Giao thông Vận tải về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.

Theo đó, bồi thường ứng trước không hoàn lại là việc bồi thường bằng tiền, dịch vụ hoặc lợi ích vật chất khác mà người vận chuyển phải trả cho hành khách trong các trường hợp theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào việc xác định mức thiệt hại thực tế của hành khách và không phải hoàn lại trong mọi trường hợp.

Mức tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại được quy định tại Điều 4 như sau:

1. Mức bồi thường đối với chuyến bay nội địa như sau:

a) Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 100.000 VNĐ;

b) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 200.000 VNĐ;

c) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 300.000 VNĐ.

Mức bồi thường chưa thỏa đáng so với những mệt mỏi, căng thẳng của hành khách

Luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng Luật sư Giang Thanh phân tích: Ngày 27/2/2007, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, theo đó người vận chuyển (cụ thể là hãng hàng không) phải trả tiền bồi thường cho hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay trong trường hợp từ chối vận chuyển hoặc huỷ chuyến bay.

Luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng Luật sư Giang Thanh.

Mức tiền bồi thường như sau:

1. Mức bồi thường đối với chuyến bay nội địa:

a) Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 100.000 VNĐ;

b) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 200.000 VNĐ;

c) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 300.000 VNĐ.

2. Mức bồi thường đối với chuyến bay quốc tế:

a) Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD;

b) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD;

c) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD;

d) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD.

Căn cứ vào Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT ở trên thì mức bồi thường 300.000 đồng của Viet Jetair là đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên có thể thấy rằng mức bồi thường này là chưa thỏa đáng so với những mệt mỏi, căng thẳng, ức chế mà các hành khách đã trải qua khi phải vạ vật tại sân bay 10 tiếng đồng hồ để chờ đợi được lên máy bay, đó là chưa kể đến những phiền muộn nhiêu khê khác mà nhiều người phải gánh chịu do kế hoạch công việc, đi lại bị thay đổi đột xuất.

Chính vì vậy mà mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam phải xây dựng dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không (thay thế Quyết định 10) theo hướng tăng mức bồi thường ứng trước không hoàn lại.

Hy vọng trong tương lai không xa, hành khách bị chậm chuyến sẽ được hãng hàng không bồi thường thỏa đáng hơn để nhằm giảm thiểu những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà họ phải gánh chịu.

Vào ngày 2/8, 108 hành khách đã phải ngồi vạ vật ở sân bay Nội Bài suốt 10 tiếng đồng hồ để chờ chuyến bay VJ 8831 từ Hà Nội đi Buôn Ma Thuột.

Được biết, chuyến bay VJ 8831 từ Hà Nội đi Buôn Ma Thuột có giờ cất cánh dự kiến lúc 12h20 trưa ngày 2/8. Tuy nhiên tại sân bay Nội Bài, VietJet Air 2 lần phát đi thông báo chuyến bay bị chậm vì do thời tiết xấu, giờ khởi hành mới được lập bay buổi chiều nhưng rồi lại bị hủy bỏ.

Trong thời gian chờ đợi, VietJet Air đã phục vụ 2 bữa ăn cho hành khách và viết giấy cam kết thời gian khởi hành của chuyến bay VJ 8831 vào lúc 19h30 ngày 2/8. Tuy nhiên, vào thời gian mà hãng cam kết trên, máy bay không xuất hiện và hãng lại thất hứa.

Mệt mỏi vì chậm chuyến và sự thất hứa của Vietjet Air, hành khách bức xúc, la ó tại sân bay.

Lý giải vì sự chậm trễ này, đại diện VietJet Air cho biết, sự chậm chuyến của chuyến bay từ TP. HCM đi Vinh do thời tiết xấu đã gây ảnh hưởng dây chuyền đến chuyến bay VJ 8831 từ Hà Nội đi Buôn Ma Thuột.

Trả lời trên báo Dân trí, ông Võ Huy Cường - Cục phó Cục Hàng không Việt Nam khẳng định: Chuyến bay VJ 8831 bị chậm là do VietJet Air không có máy bay để phục vụ. Đến 22h20, 108 hành khách của chuyến bay VJ 8831 mới được cất cánh đi Buôn Ma Thuột, chậm 10 tiếng đồng hồ so với giờ dự kiến khởi hành ban đầu.

VietJet Air đã đền bù thiệt hại cho mỗi hành khách 300.000 đồng.

Tin nổi bật