Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác trong ngành điện lực

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Trong tiết trời oi bức của miền Bắc những ngày tháng 4, anh Nguyễn Hồng Minh đang miệt mài làm việc tại công trường.

(ĐS&PL) Trong tiết trời oi bức của miền Bắc những ngày tháng 4, anh Nguyễn Hồng Minh đang miệt mài làm việc tại công trường.

“Mỗi ngày làm việc tại đây tôi kiếm được 350.000 đồng, vợ tôi cũng làm phiên dịch ở đây, lương mỗi tháng 6 triệu đồng. Chúng tôi rất hài lòng”. Anh Minh cho biết, thôn Ninh Xá, nơi anh sinh sống hiện có khoảng 100 người đang làm việc tại Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Dương, công việc cho thu nhập ổn định, và nhất là lại gần nhà.

Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Dương được xây dựng tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Dự án có tổng công suất 1.200 MW (2x600MW), được Chính phủ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Sau 25 năm vận hành, dự án sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam.

Theo kế hoạch, hai tổ máy sẽ lần lượt đi vào hoạt động trong các năm 2020 và 2021, công suất thiết kế đạt 8,1 tỷ kWh/ năm. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tại địa phương, đồng thời cấp điện cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Dự án này đang tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện có tới hơn 1000 kỹ sư và lao động Việt Nam tham gia thi công công trình và hơn 60 nhà thầu phụ Việt Nam tham gia hợp tác.

Kiểm tra an toàn – công việc bắt buộc trước khi thi công tại Nhà máy nhiệt điện Hải Dương. (Ảnh: PD)

Dự kiến khi đưa vào khai thác, nhà máy cần 651 nhân công để đảm bảo vận hành, bảo dưỡng, trong đó tỉ lệ lao động Việt Nam sẽ chiếm khoảng 70%.

“Có thể thấy phương châm Cùng bàn, cùng làm, cùng hưởng trong sáng kiến Vành đai và Con đường đang được thể hiện rất rõ nét tại dự án này”. Chị Nguyễn Diệu, một nhân viên người Việt Nam đang làm việc tại dự án nói.

Dự án do Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc (CEEC) và Tập đoàn JAKS Resources Berhad Malaysia đầu tư xây dựng. Đơn vị thi công Dự án là Viện thiết kế Điện lực Tây Nam và Công ty Công trình quốc tế thuộc CEEC liên kết xây dựng theo mô hình tổng thầu EPC.

Theo ông Guo Yueyu, giám đốc điều hành Nhà máy nhiệt điện Hải Dương cho biết, dưới sự nỗ lực của các đơn vị thi công hai nước, đến nay các hạng mục như cơ sở hạ tầng phòng máy, khu sinh hoạt, cầu tàu và đường giao thông đang dần hoàn thiện, vóc dáng của một nhà máy nhiệt điện hiện đại đã dần hiện hữu.

Ông Hao Qunyan, Chủ tịch Viện thiết kế Điện lực Tây Nam cho biết: “Công nghệ nhiệt điện do viện chúng tôi phát minh và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đã được áp dụng vào dự án nhiệt điện Hải Dương. Chúng tôi áp dụng các biện pháp chặt chẽ trong việc bảo vệ môi trường, sau khi nhà máy đi vào vận hành, tất cả các chỉ số nước thải, tiếng ồn, khói bụi hoàn toàn đáp ứng tốt tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam.”

“Hợp tác điện lực đang trở thành điểm sáng trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay”. Ông Guo nói./.

Sức Khỏe 365 (Theo People’s Daily)

Tin nổi bật