Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Viêm mũi dị ứng và giải pháp hai trong một từ xịt mũi họng Khiết Thanh

  • Hồng Anh
(DS&PL) -

Viêm mũi dị ứng có biểu hiện hắt hơi liên tục, chảy nước mũi thường xuyên, ngạt mũi, khô họng, đau đầu, mệt mỏi,... để lâu có thể dẫn tới viêm xoang mạn tính.

Theo thống kê, 10-20% dân số Việt Nam mắc viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc lót trong mũi bị sưng viêm không phải do tác nhân virus, vi khuẩn mà thường là do cơ thể phản ứng quá mức với các kích thích có trong không khí (gọi là dị nguyên) như phấn hoa, bụi nhà, bụi mịn, lông chó mèo,... hoặc do thay đổi thời tiết, nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai.

Khi tiếp xúc với các dị nguyên, niêm mạc mũi bị kích thích dẫn đến hệ miễn dịch sản sinh ra một chất hóa học gọi là histamin, thúc đẩy phản ứng dị ứng. Bệnh nhân có biểu hiện đặc trưng là hắt hơi liên tục. Đây là phản xạ của cơ thể nhằm tống dị nguyên ra khỏi đường hô hấp, nhưng lại vô tình gây bất tiện cho người bệnh.

Đồng thời, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như sổ mũi, ngứa vùng mũi, mắt, họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể, nghẹt mũi, ù tai, ho, chảy nước mắt, đau đầu, phát ban, mệt mỏi. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể chia làm 2 loại dựa vào thời điểm tái phát:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Bệnh chỉ xảy ra vào một hoặc một vài mùa trong năm, thường gặp nhất là mùa đông do có khí hậu khô lạnh, chỉ số ô nhiễm không khí cao hoặc mùa xuân do có độ ẩm không khí cao và nhiều phấn hoa.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Bệnh xảy ra quanh năm bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như lông động vật, nấm mốc, bụi mịn.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm vô khuẩn

Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường

Khác biệt lớn nhất của bệnh viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng do các tác nhân không phải virus, vi khuẩn gây ra. Còn bệnh viêm mũi thông thường có thể do virus, vi khuẩn hoặc do mất cân bằng giữa hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm.

Về triệu chứng, bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhanh, đột ngột ngay khi tiếp xúc với dị nguyên, với các triệu chứng điển hình như hắt hơi nhiều, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi,... Còn bệnh viêm mũi thông thường tiến triển chậm hơn, ít hắt hơi nhưng nghẹt mũi nhiều, người bệnh có thể mệt mỏi, sốt, sợ lạnh do nhiễm virus, vi khuẩn.

Bệnh viêm mũi dị ứng có yếu tố di truyền. Trong gia đình có người nhạy cảm với dị nguyên thì các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Còn bệnh viêm mũi thông thường không có yếu tố di truyền.

Viêm mũi dị ứng diễn biến nhanh và khả năng tái phát cao hơn viêm mũi thông thường

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không

Phải khẳng định rằng bản thân bệnh viêm mũi dị ứng là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng những triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân.

Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài và tiến triển trầm trọng hơn, gây ra các biến chứng không mong muốn như thoái hóa niêm mạc mũi, phù nề, quá phát cuốn mũi, viêm loét vùng tiền đình mũi, bít tắc đường thở. Viêm mũi dị ứng lặp lại nhiều lần là một nguyên nhân dẫn đến viêm xoang. Dịch mủ mũi có chứa các chất gây viêm chảy xuống họng gây viêm họng, viêm phế quản, chảy ra tai gây viêm tai giữa. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đồng thời, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể bội nhiễm với virus, vi khuẩn, việc này không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng mà còn gây khó khăn trong quá trình điều trị cũng như gia tăng khả năng mắc các bệnh lý hô hấp khác.

Xịt mũi họng Khiết Thanh - Giải pháp từ thảo dược giúp hết viêm, sạch mũi

Bệnh viêm mũi dị ứng không thể điều trị hoàn toàn dứt điểm, chừng nào bạn còn tiếp xúc với dị nguyên thì chừng đó bạn vẫn có nguy cơ mắc dị ứng. Do đó điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Để làm được điều này, bạn cần duy trì thói quen làm sạch mũi họng hàng ngày để kịp thời loại bỏ các tác nhân gây kích ứng. Một phương pháp được chuyên gia khuyên dùng là sử dụng dung dịch Xịt mũi họng Khiết Thanh.

Hinokitiol - thành phần chính của Xịt mũi họng Khiết Thanh

Xịt mũi họng Khiết Thanh chứa thành phần chính là hoạt chất Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ và kẽm sulfate heptahydrate. Trong đó Hinokitiol giúp đưa phân tử kẽm sulfate heptahydrate vào bên trong tế bào, từ đó tăng cường miễn dịch, tiêu diệt các virus, vi khuẩn trú ẩn trong khoang mũi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự kết hợp giữa Hinokitiol và kẽm cho khả năng kháng khuẩn phổ rộng, có tác dụng trên cả vi khuẩn kháng kháng sinh và nhiều loại virus, rất an toàn với sức khỏe con người.

Ngoài ra, trong sản phẩm Xịt mũi họng Khiết Thanh còn bổ sung thêm tinh chất quý từ các thảo dược tự nhiên như xạ can, cát cánh, kim ngân hoa, lược vàng. Đây đều là những thảo dược giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm kích ứng trên đường hô hấp, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, xạ can và cát cánh còn có tác dụng làm loãng đờm, giúp giảm ho đờm, sổ mũi, hắt xì,...

Sử dụng Xịt mũi họng Khiết Thanh giúp giảm nhanh tình trạng viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, ngạt mũi với các triệu chứng sổ mũi, chảy dịch mủ mũi xoang, hắt hơi liên tục, sưng đau họng, đau các xoang, đau đầu, ho gió, ho khan, ho có đờm, cảm mạo,... Sản phẩm có thể xịt cho cả mũi và họng, có hiệu quả phòng ngừa trên đối tượng nhạy cảm, người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.

Dung dịch Xịt mũi họng Khiết Thanh là sản phẩm uy tín trên thị trường, đã được nhiều chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao, an toàn và rất tiện lợi khi sử dụng. Sản phẩm có mùi thơm thảo mộc, vị ngọt nhẹ, vòi xịt dài xoay 360 độ dễ dàng đưa hoạt chất vào tận sâu trong mũi, họng.

Xịt mũi họng Khiết Thanh - Xịt tiện lợi cả mũi và họng

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng tái phát

Ngoài việc thường xuyên sử dụng xịt mũi họng Khiết Thanh, cách phòng tránh viêm mũi dị ứng tốt nhất là hạn chế đến mức thấp nhất việc phải tiếp xúc với dị nguyên bằng cách:

- Luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà

- Giữ ấm vùng mũi và toàn cơ thể trong mùa đông

- Hạn chế mở cửa sổ, nên thay thế bằng điều hòa có chức năng lọc không khí

- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày, tránh dùng tay ngoáy mũi

- Giảm việc sử dụng aspirin

- Tránh rượu, khói thuốc lá và các chất gây kích ứng khác

Môi trường ô nhiễm khiến số ca mắc viêm mũi dị ứng ngày một gia tăng. Bạn hãy thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng dung dịch Xịt mũi họng Khiết Thanh mỗi ngày để ngăn ngừa tái phát nhé.

*Sản phẩm có bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tin nổi bật