Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Wefit gọi vốn thành công triệu đô, nhà sáng lập lọt "Forbes 30 under 30" lại xin phá sản?

(DS&PL) -

Sáng nay 11/5, WeFit – start-up được coi là “Uber trong lĩnh vực phòng tập” tuyên bố dừng hoạt động tất cả các sản phẩm.

Sáng nay 11/5, WeFit – start-up được coi là “Uber trong lĩnh vực phòng tập” tuyên bố dừng hoạt động tất cả các sản phẩm.

Ứng dụng WeFit cung cấp cho người dùng các gói dịch vụ tập luyện và chăm sóc sắc đẹp cơ bản. Người dùng có thể đi tập tại bất cứ phòng tập nào trong hệ thống với hơn 20 bộ môn như: Gym, Yoga, Boxing, Zumba... và chỉ thanh toán một lần duy nhất cho tất cả các phòng tập trong hệ thống WeFit.

Ứng dụng này nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness tại Việt Nam. Chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động (từ tháng 9/2016), WeFit đã nhận được sự quan tâm từ các khách hàng, đối tác, và giới truyền thông. Công bố của công ty đã có mạng lưới hoạt động tại hơn 1.000 địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM.

Vietnamnet đưa tin, khi đang nỗ lực cải tổ, WeFit phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến vốn hoạt động của công ty cạn kiệt. Công ty này tuyên bố dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ 8h ngày 11/5 và cho biết đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối tại TAND TP.Hà Nội theo quy định của pháp luật.

WeFit là ứng dụng kết nối các phòng tập với khách hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người sử dụng.

Trong thông báo gửi đến các chủ nợ và cổ đông ngày 30/4 về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Công ty cổ phần công nghệ Onaclover (chủ sở hữu của WeWow, WeFit…) nêu: “Bằng văn bản này, Onaclover xin được gửi lời xin lỗi và rất tiếc phải thông báo rằng Onaclover không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn do quá khó khăn về tài chính và đã lâm vào tình trạng phá sản.

Vào ngày 29/4, Onaclover đã chính thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Onaclover tại TAND TP.Hà Nội theo các quy định của pháp luật. Theo đó, kể từ ngày 29/4, các chủ nợ, các tổ chức, cá nhân liên quan và các cổ đông của Onaclover liên hệ trực tiếp với TAND TP.Hà Nội để được giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình”.

Tên tuổi của WeFit gắn liền với nhà sáng lập và cựu CEO Khôi Nguyễn – người từng lọt vào Top 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017 và Top 30 under 30 năm 2018 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.

Năm 2017, WeFit được quỹ ESP Capital đầu tư 155.000 USD. Đầu năm 2019, startup này tiếp tục công bố gọi vốn thành công 1 triệu USD cho vòng đầu tư pre-series A từ các quỹ CyberAgent Capital, KBInvest và một số nhà đầu tư thiên thần khác.

Trước khi đại dịch Covid-19 “nhấn chìm” WeFit, mô hình kinh doanh và cách vận hành của startup này đã bộ lộ nhiều nhược điểm khi dính vào hàng loạt bê bối với đối tác và khách hàng. WeFit đã sai ngay từ mô hình kinh doanh, cho đến định giá không đúng sản phẩm, đưa ra các chính sách bán hàng không hợp lý và vận hành chưa hiệu quả.

“Thực tế đã có rất nhiều tháng mà chi phí chúng tôi trả cho phòng tập đối tác lớn hơn cả doanh thu. Bên cạnh đó còn nhiều khoản chi phí đến từ việc chúng tôi không kiểm soát được những lỗ hổng của mô hình tập luyện không giới hạn như: booking ảo, nhiều người dùng chung một tài khoản, có những tài khoản tập đến hơn 100 lần mỗi tháng - đỉnh điểm là 202 lần/tháng…”, vị CEO chia sẻ trên trang Người đồng hành.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật