Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Ukraine muốn có "Mũi tên thần" Taurus KEPD 350 của Đức-Thụy Điển?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 đạt tầm bay 500 km, có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không dày đặc và phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong lòng đất.

Mới đây, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung đưa tin, 2 quan chức giấu tên trong quân đội Đức cho biết, Ukraine đang muốn sở hữu tên lửa Taurus của Thụy Điển-Đức. Loại vũ khí này có thể trang bị trên máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Berlin có chấp thuận yêu cầu này hay không. Song ông Fabian Hoffmann, một chuyên gia tên lửa tại Đại học Oslo, cho rằng nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA có thể bắt đầu sản xuất lại tên lửa Taurus nếu chính phủ liên bang quyết định chuyển nó cho Ukraine.

'Mũi tên thần' Taurus KEPD 350. Ảnh: AP

Taurus KEPD 350 là tên lửa hành trình không đối đất do Thụy Điển và Đức hợp tác phát triển, được thiết kế để sử dụng trong các cuộc tấn công cực kỳ chính xác, nhằm vào các mục tiêu được phòng thủ tốt và mục tiêu ngầm dưới lòng đất.

Taurus KEPD 350 sở hữu tầm bay 500 km có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không dày đặc và phá huỷ mục tiêu quân sự cố định, bán cố định nằm sâu trong lòng đất. Loại tên lửa này có chiều dài 5 m; sải cánh 2,1 m; trọng lượng 1.400 kg vận tốc cận âm khoảng 1.100 km/h; đầu đạn kép MEPHISTO nặng 500 kg có thể xuyên thủng lớp bê tông dày tới 6 m với độ chính xác tới 2-3 m.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, đầu đạn MEPHISTO thậm chí có thể được lập trình để phát nổ trên một tầng cụ thể được chọn trước của một tòa nhà.

Taurus là sản phẩm của liên doanh giữa MBDA Deutschland của Đức và công ty Saab Bofors Dynamics AB của Thụy Điển. Ảnh: Getty

Taurus KEPD 350 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Williams P8300-15 cho phép đạt tốc độ cận âm từ Mach 0,6 tới Mach 0,95 ở độ cao cực thấp.

Loại vũ khí này có thể lắp đặt trên nhiều loại tiêm kích như Tornador, Gripen, FA-18, F-15... Cơ chế điều khiển tên lửa kết hợp giữa hệ thống quán tính, hệ thống tham chiếu hình ảnh, hệ thống khảo sát địa hình và dẫn đường bằng hồng ngoại trong giai đoạn cuối. Sau khi thâm nhập vào sâu bên trong mục tiêu, tên lửa sẽ phát nổ để làm tăng thiệt hại bên trong.

Ưu điểm của Taurus là khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp, khả năng bay bám địa hình, giúp hạn chế sự phát hiện bằng radar của đối phươngl, thiết kế mô-đun giúp giảm chi phí vòng đời của hệ thống. Đồng thời, với tầm bắn xa, bảo đảm an toàn cho máy bay phóng tên lửa trước các hệ thống phòng không của đối phương.

Bên cạnh đó, Taurus cũng có những hạn chế như giá thành cao (1 triệu euro/quả), nên không thể sử dụng với số lượng lớn; công nghệ tên lửa phức tạp, sử dụng phương pháp dẫn đường tham chiếu địa hình (TRN), nên thời gian lập trình đường bay mất nhiều thời gian. Ngoài ra, loại tên lửa này vẫn sử dụng tín hiệu GPS để hiệu chỉnh sai số đường bay, nên có thể bị gây nhiễu.

Mộc Miên (Theo Eurasian Times)

Tin nổi bật