Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Scotland có thể là nơi đầu tiên "khôi phục sự hoang dã"?

(DS&PL) -

Một phong trào khôi phục lại hệ thực vật và động vật hoang dã cho Cao nguyên Scotland đang nổi lên và thu hút sự chú ý của thế giới.

Vào cuối kỷ băng hà, Scotland là một vùng đất hoang dã, nơi loài hổ có thể tự do đi lại giữa rừng thông Caledonian. Người La Mã khi ấy gọi khu vực miền Bắc Scotland là "Khu rừng vĩ đại của Caledon". Nhưng theo thời gian, con người đã khai thác rừng để lấy gỗ, than và làm nông nghiệp. Các loài động vật hoang dã bản địa như lợn rừng, mèo hoang và nai sừng tấm do đó dần biến mất. Tới đầu thế kỷ 20, chỉ 5% diện tích đất ở Scotland là rừng.

Hiện nay, Scotland đang tìm cách "trở về với thiên nhiên". Về bản chất, họ đang nỗ lực xây dựng lại các hệ sinh thái về trạng thái tự nhiên trước khi canh tác. Nếu thành công, Scotland sẽ trở thành nơi đâu tiên "khôi phục sự hoang dã" trên thế giới.

Scotland đang có kế hoạch "khôi phục sự hoang dã". Ảnh: National Geographic

Peter Cairns, chủ tịch điều hành của tổ chức phi lợi nhuận The Big Picture, cho biết: "Scotland có phong cảnh hùng vĩ và ánh sáng tuyệt đẹp, nhưng hệ sinh thái từ lâu đã bị giảm đi đáng kể. Vấn đề khí hậu là một trong những động lực chính thúc đẩy nỗ lực tái thiết hiện nay và nó đã khiến mọi người trở nên đoàn kết hơn".

Thông qua các chương trình tình nguyện và trải nghiệm sống động, các tổ chức phi lợi nhuận như The Big Picture hy vọng sẽ khiến các du khách mở mang tầm mắt về một tương lai mới. 

Ban đầu, khi phong trào "khôi phục sự hoang dã" không nhận được sự đồng thuận của nhiều người ở Scotland. Nhưng phong trào này sau đó đã được hưởng ứng vào cuối những năm 1980, khi tổ chức từ thiện môi trường Trees for Life chuyển hướng cuộc trò chuyện từ việc bảo tồn các loài động riêng lẻ và môi trường sống cụ thể sang tái khởi động các quá trình sinh thái.

Hiện nay, Trees for Life đứng sau tầm nhìn sâu rộng về dự án Cao nguyên Affric, một dự án chi tiết trong 30 năm để biến các thung lúc Glens Cannich, Affric, Moriston và Shiel thành nơi ẩn náu cho động vật hoang dã không thể bị phá huỷ. 

Du khách đến Scotland có thể trải nghiệm cuộc sống hoang dã. Ảnh: National Geographic 

Bắt đầu từ mùa xuân năm 2023, những du khách thám hiểm hiểm đi về phía Tây hồ Loch Ness đến Glenmoriston (hoặc Glen Moriston) sẽ có thể trải nghiệm cuộc sống hoang dã sống động tại Trung tâm tái tạo Dundreggan. Nằm giữa rừng thông và rừng cây bách xù trên khu đất rộng 10.000 mẫu Anh của Trees for Life, khuôn viên đã được phát triển để cho du khách thấy những tầm nhìn thiên nhiên hoàn toàn mới.

Cảnh quan hoang dã này hiện là nơi sinh sống của 4.000 loài động thực vật bản địa, bao gồm cả đàn hươu sao, thỏ núi, chuột đồng, dơi tai dài, rái cá và gà gô đen. Dự án kỳ vọng truyền cảm hứng cho các du khách để tái hòa nhập với thiên nhiên theo những cách mới tại quê nhà của họ.

Để thúc đẩy sự hoà nhập với thế giới hoang dã, dự án tổ chức cuộc triển lãm và lớp học, bao gồm một khu phức hợp cho các nhà nghiên cứu và tình nguyện viên.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Scotland cũng đang tập trung vào một cao nguyên cận Bắc Cực rộng 232 dặm vuông ở Công viên Quốc gia Cairngorms. Khu vựa này là một phần trong kế hoạch 200 năm nhằm khôi phục các con sông và trồng lại rừng thông Caledonian cổ đại. Năm tới, Hiệp hội Động vật học Hoàng gia Scotland giới thiệu sẽ lần đầu giới thiệu 20 loài mèo rừng quý hiếm.

Nếu dự án thành công, Scotland sẽ thành nơi đầu tiên trên thế giới "khôi phục sự hoang dã". Ảnh: National Geographic 

Những năm gần đây, ông James Nairne - thuộc Nhóm hải ly hoang dã Scotland, cho biết hải ly Á-Âu đã được đưa trở lại và chuyển đến các địa điểm như Đường mòn hải ly Scotland Knapdale ở Argyll & Bute và Argaty Red Kites gần Doune, phía Tây Bắc Stirling. Du khách có thể trông thấy qua những con hải ly sống trên sông. Đặc biệt, hoàng hôn là thời điểm hải ly siêng năng nhất.

Ông Nairne nói: "Hải ly Scotland từng suýt tuyệt chủng cách đây 400 năm nhưng hiện có khoảng 1.000 con đang phát triển mạnh trở lại trong tự nhiên. Bằng cách để loài này tái hòa nhập vào vùng đất ven sông và đầm lầy của chúng tôi, chúng tôi sẽ có được nhiều thứ mới". 

Theo cơ quan chính phủ NatureScot, trong bối cảnh du lịch dựa vào thiên nhiên đóng góp gần 40% tổng chi tiêu ngành du lịch, các dự án kinh doanh mới đang được thúc đẩy dựa trên các loài động vật hoang dã mới khác. Trong đó có diều đỏ, đã được đưa tới Đường mòn thả diều Galloway trên hồ Loch Ken ở Kirkcudbrightshire, và đại bàng vàng, hiện đang được nhân giống ở Đồi Moffat.

Minh Hạnh (Theo National Geographic)

Tin nổi bật