Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao đến nay vẫn chưa có cây cầu nào bắc qua sông Amazon?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Mặc dù là một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất hành tinh nhưng sông Amazon lại không có bất cứ cây cầu nào bắc qua.

Sông Amazon khởi nguồn từ đỉnh Nevado Mismi cao 5.597m, được coi là một trong những con sông dài nhất thế giới với lưu vực trải rộng hơn 7 triệu km2. Amazon có thể tích nước ngọt lớn hơn bất cứ sông nào khác, là ngôi nhà của các loài cá heo sông lớn nhất thế giới, ngoài ra còn có 100 loài cá điện và 60 loài cá piranha.

Chỗ rộng nhất của sông Amazon vào mùa khô khoảng 11km và lên tới 40km vào mùa mưa lũ. Khu vực cửa sông có thể rộng đến 325km nên Amazon còn được gọi là sông biển. Chiếm khoảng 40% diện tích Nam Mỹ, Amazon chảy qua 3 quốc gia (Peru, Colombia và Brazil) với hơn 30 triệu người sinh sống ở khu vực lưu sông, theo Quỹ Động vật hoang dã thế giới.

Tuy dài gần 7.000km và là một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất hành tinh, sông Amazon lại không có một cây cầu nào bắc qua. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà thám hiểm cũng như những người muốn đi từ bờ sông bên này sang bên kia.

Là một trong những con sông dài nhất thế giới, Amazon không có bất cứ cây cầu nào bắc qua.

So sánh với một số dòng sông nổi tiếng khác, sự thiếu vắng những cây cầu bắc qua sông Amazon là điều kỳ lạ. Có 9 cây cầu bắc qua sông Nile, hơn 100 cây cầu được xây trên sông Dương Tử (Trung Quốc). Chỉ dài bằng 1/3 sông Amazon, con sông Danube ở châu Âu có tới 133 cây cầu bắc ngang. Vậy lý do nào khiến người ta không xây một cây cầu bắc qua sông Amazon?

Về vấn đề này, Walter Kaufmann – Chủ nhiệm mảng Kỹ thuật công trình ở Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ (ETH) tại Zurich giải thích rằng không phát sinh nhu cầu cấp bách về một cây cầu bắc qua sông.

Nhiều khu vực sông Amazon chạy qua khu vực có dân cư thưa thốt, không có bất cứu con đường chính nào để kết nối với một cây cầu. Ở các thành phố, thị trấn giáp sông, thuyền và phà là phương tiện phổ biến để đưa người và hàng hóa từ bờ sông bên này sang bên kia. Do đó, việc xây cầu là không cấp thiết, ngoài lợi ích cải thiện tốc độ di chuyển.

Walter Kaufmann cũng chỉ ra những khó khăn về mặt kỹ thuật và hậu cần, chi phí đầu tư rất lớn nếu cây cầu qua sông Amazon. Con sông này không phải địa điểm lý tưởng đối với nhà thầu vì có nhiều chướng ngại vật tự nhiên mà kỹ sư và công nhân xây dựng phải vượt qua.

Thuyền và phà là phương tiện phổ biến để đưa người và hàng hóa từ bờ sông bên này sang bên kia. 

Ví dụ, những đầm lầy rộng lớn và đất mềm đòi hỏi “những cầu cạn tiếp cận rất dài (tức một cây cầu nhiều nhịp bắc qua các khu vực trũng) và phần móng cực kỳ sâu", khiến việc xây dựng thêm tốn kém hơn. Bên cạnh đó, mực nước thay đổi rõ rệt qua các mùa, độ sâu khác biệt lớn nên việc xây cầu đòi hỏi kỹ thuật vô cùng khắt khe.

Xuyên suốt chiều dài của mình, sông Amazon không có nơi nào quá hẹp hoặc quá rộng để bắc cầu vào mùa khô. Tuy nhiên, trong mùa mưa, nước sông dâng cao hơn 9m, những đoạn sông rộng 4,8km có thể biến thành 48km trong vài tuần.

Lớp phù sa mềm bồi đắp hai bên bờ không ngừng sạt lở, lòng sông thường đầy đất đá vụn, gồm cả những mảng rừng trôi nổi được gọi là matupás có khi rộng tới 4 hecta. Con sông Amazon vào mùa mưa thực sự là “cơn ác mộng” đối với các kỹ sư xây dựng.

Theo Walter Kaufmann, những vấn đề nói trên cũng hiện hữu ở những con sông khác nhưng đặc biệt nghiêm trọng tại Amazon. "Môi trường ở Amazon chắc chắn là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên thế giới. Những cây cầu qua eo biển cũng là một thách thức nếu nước rất sâu nhưng ít nhất chúng có thể được xây dựng bằng cách sử dụng cầu phao”, ông nói.

Mặc dù không có cây cầu nào bắc qua Amazon nhưng vẫn có một công trình trên phụ lưu chính của nó là sông Negro. Cây cầu này có tên là Ponte Rio Negro, được hoàn thành vào năm 2011. Tính đến nay, đây là cây cầu chính duy nhất bắc qua bất cứ nhánh sông nào của Amazon.

“Tôi cho rằng một cây cầu chỉ nên được xây dựng nếu nhu cấp áp đảo khó khăn và chi phí xây dựng. Cá nhân tôi nghĩ việc này sẽ khó xảy ra trong tương lại gần, trừ khi có sự phát triển kinh tế trong khu vực”, Walter Kaufmann bày tỏ ý kiến.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật