Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao củi đốt trở thành mặt hàng được "săn lùng" ở Đức?

(DS&PL) -

Trong bối cảnh châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng, củi đốt đã trở thành một trong những mặt hàng được tìm mua nhiều ở Đức.

Ông Konrad Kötterl, chủ một kho gỗ ở Đức, cho biết giá bán củi gỗ năm nay đã tăng gấp đôi so với năm ngoái do nhu cầu cao, một phần tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng. Chia sẻ với Vox, người chủ kho gỗ cho biết: "Sưởi ấm bằng củi không hề rẻ hơn nhưng nhiều người lo ngại họ sẽ không đủ khí đốt".

Nỗi lo này ngày càng gia tăng khi mùa đông tới gần và trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trở nên khó đoán. Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm nào nên kinh tế Moscow, đáp lại Điện Kremlin đã cắt giảm nguồn cung khí đốt, và một loạt vấn đề khác xảy ra, khiến giá khí đốt tự nhiên và các loại nhiên liệu khác tăng cao.

Giá củi gỗ tại nhà kho của ông Konrad Kötterl đã tăng gấp đôi do nhu cầu của thị trường. Ảnh: Vox 

Trong đó, Đức là một trong những quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga. Trong năm 2021, hơn một nửa tổng số khí đốt nhập khẩu của Đức đến từ Nga. Nhưng tới tháng 9 vừa qua, dòng chảy khí đốt từ Nga tới Đức đã giảm còn 0. Trước tình hình này, Berlin đang nỗ lực lấp đầy các kho chứa nhiên liệu, tìm kiếm nguồn cung ở những nơi khác 

Chi phí nhiên liệu tăng cao đã buộc không chỉ ngành công nghiệp và nhiều thành phố ở Đức phải cắt giảm mức tiêu thụ. Trong đó, nhiều thành phố đã phải giới hạn việc sử dụng điện bằng cách hạ nhiệt độ sưởi ấm ở các bể bơi, tắt đèn các địa điểm công cộng. Các hộ gia đình cũng được yêu cầu tiết kiệm điện. Dù vậy, hoá đơn tiền điện vẫn tăng vọt bất chấp việc chính phủ đã nỗ lực kiềm chế sự gia tăng trong giá năng lượng.

Những biện pháp này có thể sẽ giúp Đức trụ vững qua mùa đông lạnh giá sắp tới nhưng ranh giới là rất mong manh. Ở một quốc gia nơi người dân sử dụng nhiều khí đốt cho các hoạt động sinh hoạt như Đức, một mùa đông lạnh giá bất thường hoặc sự gián đoạn nguồn cung đột ngột đều là những kịch bản khó lường trước.

Bởi vậy, củi gỗ đã trở thành một "kế hoạch an toàn" nếu như điều tồi tệ nhất xảy ra. Củi gỗ không phải là giải pháp năng lượng thay thế đang được người Đức sử dụng nhưng đó là minh chứng cho thấy một vấn đề lớn hơn: Châu Âu đang lo ngại về nguy cơ thiếu hụt và chi phí nhiên liệu cao bất thường trong mùa đông sắp tới.

Thời đại khí đốt giá rẻ đã kết thúc ở châu Âu và sự chuyển hướng khỏi việc này sẽ rất khó khăn và khó đoán. Đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ và có thể sẽ không chỉ diễn ra trong một mùa đông. Nhu cầu mua củi đốt cũng tăng vọt với những lo ngại liên quan tới cuộc khủng hoảng này và nhu cầu này mang tính biểu tượng nhiều hơn là một giải pháp cho tình cảnh khó khăn hiện nay.

Do lo ngại cuộc khủng hoảng năng lượng, người Đức đã "săn lùng" và tích trữ củi đốt. Ảnh: Vox 

Ông Kötterl đã làm công việc kinh doanh củi gỗ này trong 10 năm và chưa từng chứng kiến nhu cầu "săn lùng" củi gỗ cao như vậy. Ông cho biết nhu cầu mua củi gỗ đã bắt đầu tăng lên từ thời đại dịch COVID-19, khi mọi người lo lắng và phải ở nhà. Tuy nhiên, các nhà cung cấp không thể bắt kịp nhu cầu cao như vậy do hàng loạt vấn đề từ việc bọ cánh cứng gây hại cho tới các tác hại môi trường. Sau đó, cuộc xung đột tại Ukraine cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt từ Đông Âu.

Khi cuộc khủng hoảng năng lượng khiến nguồn cung năng lượng càng trở nên khan hiếm, giá củi đốt có sẵn cũng tăng lên đáng kể. Ông Gerd Müller, thuộc Hiệp hội Sản xuất và Thương mại Củi Liên bang Đức, cho biết mức giá trung bình với củi gỗ đã tăng khoảng 30-40%  tại hầu hết các đại lý. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, vào tháng 8/2022, giá củi và gố nẽ đã tăng 86%.

Giá gỗ tại nhà kho của ông Kötterl đã tăng lên gấp đôi trong năm nay, từ 200 euro lên tới 400 euro, bao gồm cả chi phí vận chuyển. Nhu cầu mua củi gỗ cao đến mức ông đã phải ngừng nhận đơn đặt hàng từ tháng 7 cho tới hết năm 2022. Một số người đang cố gắng tích trữ củi cho mùa đông năm sau nhưng ông Kötterl cho biết nguồn cung của ông chủ yếu đến từ Croatia và ông không thể đảm bảo cho những đơn hàng như vậy. 

Ông Kötterl không phải người bán hàng duy nhất có những trải nghiệm này. Các nông dân và nhà cung cấp gỗ khác gần Munich cũng đã từ chối nhận đặt hàng qua website. 

Minh Hạnh (Theo Vox) 

 

Tin nổi bật