Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vi nhựa được tìm thấy trong nhiều mẫu hải sản

(DS&PL) -

Một nghiên cứu gần đây của Úc đã phát hiện vi nhựa trong tất cả các mẫu hải sản được tiêu thụ phổ biến.

Một nghiên cứu gần đây của Úc đã phát hiện vi nhựa trong tất cả các mẫu hải sản được tiêu thụ phổ biến.

Gần đây, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường đã đưa ra các thảo luận về cách những mảnh nhựa nhỏ góp phần gây ô nhiễm trên khắp hành tinh, bao gồm cả biển, nơi mà các vi nhựa này được các sinh vật biển ăn và sau đó được đưa vào thức ăn của con người thông qua tiêu thụ hải sản.

Các nhà nghiên cứu đã mua hải sản sống từ một khu chợ ở Úc bao gồm: 5 mẫu cua xanh, 10 mẫu hàu, 10 mẫu tôm sú nuôi, 10 mẫu mực và 10 mẫu cá mòi. Sau đó, họ phân tích chúng để tìm ra 5 loại nhựa khác nhau thường được sử dụng trong bao bì và thường được tìm thấy trong rác biển. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhựa trong mỗi mẫu thử nghiệm.

Cá mòi được tìm thấy với hàm lượng vi nhựa cao nhất. Ảnh: iStock 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter và Đại học Queensland tìm thấy hàm lượng nhựa cao nhất trong cá mòi (2,9 mg) và thấp nhất ở mực (0,04 mg). Cua (0,3 mg) đứng thứ hai, tiếp theo là hàu (0,1 mg) và tôm (0,7 mg). Để so sánh, các nhà nghiên cứu cho biết trọng lượng trung bình của một hạt gạo là 30 mg.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp mới để phát hiện đồng thời 5 loại nhựa khác nhau trong các mẫu hải sản.

Đồng tác giả Tamara Galloway, giáo sư tại Đại học Exeter, cho biết trong thông cáo báo chí: “Chúng tôi không hiểu hết những rủi ro đối với sức khỏe con người khi ăn phải nhựa, nhưng phương pháp mới này sẽ giúp chúng tôi phát hiện ra dễ dàng hơn."

Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp mới bao gồm xử lý các mẫu mô bằng hóa chất để hòa tan nhựa có trong hải sản. Sau đó, dung dịch này được phân tích bằng kỹ thuật gọi là Sắc ký khí nhiệt phân-Khối phổ, mà các nhà nghiên cứu giải thích có thể xác định đồng thời các loại nhựa khác nhau trong mẫu thủy sản.

Họ cũng lưu ý rằng nguy cơ ăn phải vi nhựa ở người không chỉ dừng lại ở hải sản mà còn có thể xảy ra thông qua nước đóng chai, bia, muối biển và mật ong.

Bích Thảo (Theo Fox News) 


Tin nổi bật