Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Vết nứt" ngày một lớn trong liên minh quân sự Syria-Nga-Iran

(DS&PL) -

Một quan chức Israel đã nhận định về tình hình chiến sự phía Nam Syria, khẳng định ở khu vực này không còn thường dân sinh sống.

Một quan chức Israel đã nhận định về tình hình chiến sự phía Nam Syria, khẳng định ở khu vực này không còn thường dân sinh sống.

Miền Nam Syria hầu như không bao giờ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Israel, nhưng thực tế là vẫn có sóng gió, mặc dù quyền kiểm soát ở đó đã được trao lại vào tay của Tổng thống Syria Bashar Assad vào mùa hè năm 2018.

Ước tính, mỗi tháng tại khu vực này có khoảng 50-60 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ khác nhau giữa quân đội Syria và nhóm phiến quân. Trước đây, các phong trào nổi dậy lớn hoạt động tại phía Nam Syria đã bị giải tán sau khi thủ lĩnh trốn chạy.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều nhóm nhỏ lẻ hoạt động để tự vệ và chống trả chính quyền Tổng thống Bashar Assad. 

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei (trái), tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) và tổng thống Syria Bashr al Assad. Ảnh: Yalibnan

Một quan chức quân sự Israel cho biết: "Thực tế, không còn người dân sinh sống tại phía Nam Syria. Giờ đây, trong mỗi ngôi nhà đều chứa các loại vũ khí hạng nặng với mục đích sinh tồn và bảo vệ gia đình". 

Israel cho biết, họ trông thấy những "vết nứt" ngày càng rõ rệt giữa liên mình lợi ích ba bên giữa chính phủ Syria và hai người bảo trợ chính là Nga và Iran. Trong đó, Tổng thống Assad không hài lòng với việc các khẩu đội phòng không của Syria bị phá hủy mỗi khi có cuộc đụng độ giữa Israel và Iran trên lãnh thổ Syria.

Về phía Nga, trước đây Moscow từng nổi dận với Israel sau vụ hỏa lực phòng không của Damascus bắn rơi một máy bay Ilyushin và giết chết 15 thành viên phi hành đoàn Nga ở miền Bắc Syria. 

Sau vụ việc đó, người Nga đe dọa sẽ giao hệ thống phòng không S-300 cho chính quyền Tổng thống Assad. Trên thực tế, các khẩu đội vẫn do binh sĩ Nga điều khiển và thuộc quyền của các chỉ huy Quân đội Nga ở Syria.

Cách tiếp cận này đã cho thấy sự cạnh tranh giữa Nga và Iran về mức độ ảnh hưởng đối với Syria và khả năng giành được các dự án lớn để phục hồi cơ sở hạ tầng của Damascus, nếu chiến tranh kết thúc.

Không những thế, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga Putin, Moscow cũng đã phát triển mối quan hệ tốt đẹp nhất từng có với Israel. Ông Putin đã đến thăm Israel hai lần, ông là nhà lãnh đạo Nga đầu tiên từng làm điều này, và đã tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhiều lần để thảo luận về lợi ích của Israel ở Syria. Ông chủ Điện Kremlin được cho là có quan hệ tốt với Thủ tướng Netanyahu và đã chỉ thị cho cả Tổng thống Assad và lực lượng Hezbollah không trả đũa các cuộc tấn công của Israel ở Syria.

Ngoài ra, ông Putin thậm chí còn tìm kiếm một thỏa thuận có thể ngăn các cường quốc nước ngoài sử dụng Syria làm căn cứ để tấn công một quốc gia láng giềng. Điều này đã mâu thuẫn trực tiếp với mục tiêu của Iran là sử dụng Syria làm nền tảng để gây áp lực lên biên giới phía Bắc của Israel.

Được biết, ban đầu Nga và Iran hợp tác với mục đích đẩy lùi sự ảnh hưởng của Mỹ tại Syria. Dù vẫn lên tiếng khẳng định quan hệ tốt hẹp, song qua các chính sách của 2 bên có thể thấy nhiều "vết nứt" đã hình thành giữa Moscow và Tehran.

Minh Hạnh (Theo Haaretz, Reuters)

Tin nổi bật