Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống nước lá hẹ: Liệu có "cứu cánh" cho chứng xuất tinh sớm?

  • Thùy Dung(T/H)
(DS&PL) -

Trong dân gian, lá hẹ được xem là một bài thuốc tự nhiên giúp cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, điều này có phải là sự thật?

VTC News dẫn lời lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, xuất tinh sớm là nỗi niềm khó nói của không ít nam giới. Bên cạnh việc tìm đến các cơ sở y tế, nhiều người còn chủ động tìm kiếm giải pháp từ những thực phẩm, dược liệu quen thuộc trong tự nhiên.

Lá hẹ, một loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn, từ xa xưa đã được biết đến không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc quý. Từ lá đến hoa, mọi bộ phận của cây hẹ đều có thể được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe.

Lá hẹ, một loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn. Ảnh minh họa

Nước lá hẹ chữa được xuất tinh sớm?

Theo y học cổ truyền, hẹ còn được biết đến với các tên gọi như "khởi dương thảo" hay "cửu thai". Lá hẹ có vị chua hăng, cay nồng nhưng khi được nấu chín lại mang tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, cân bằng cơ thể, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, ho và tiểu đêm. Ngoài ra, hẹ còn được sử dụng để cầm máu, giải độc, tiêu đờm, chữa tiêu chảy, bổ thận tráng dương, ôn trung tán huyết.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh lá hẹ chứa nhiều thành phần khoáng chất quan trọng như phốt pho, magiê, kẽm, canxi, vitamin C, vitamin A cùng hàm lượng lớn protein thực vật. Đặc biệt, chất xơ dồi dào trong lá hẹ giúp phòng ngừa táo bón, sâu răng và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Theo sách Nội kinh, mùa xuân là thời điểm thích hợp để bổ sung dương khí và hẹ được xem là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều này. Việc sử dụng hẹ làm thực phẩm hay làm thuốc đều mang lại lợi ích cho sức khỏe do đây là loại cây lành tính, không gây độc.

Trong y học dân gian, lá hẹ được đánh giá cao nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe toàn diện. Ảnh minh họa

Trong y học dân gian, lá hẹ được đánh giá cao nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể về hiệu quả của hẹ trong việc điều trị xuất tinh sớm. Do đó, không nên xem hẹ là phương pháp chính để cải thiện khả năng sinh lý mà chỉ nên sử dụng như một biện pháp hỗ trợ.

Để có giải pháp phù hợp nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây xuất tinh sớm. Tránh lạm dụng lá hẹ vì có thể gây ra tương tác với các loại thuốc, thực phẩm khác hoặc gây ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.

Những ai không nên uống hoặc ăn lá hẹ

Tuy mang lại nhiều tác dụng đối với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn hẹ. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau hẹ:

Người bị nóng trong

Người bị nóng trong khi ăn lá hẹ sẽ sinh thêm nhiệt,  có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm cho người bị khô miệng, gây khó chịu.

Những người bị bệnh về mắt

Không phải ai dùng lá hẹ cũng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Đối với một số người mắc các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ… thì không nên ăn lá hẹ, ngược lại còn dễ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu ở mắt.

Người bị mụn nhọt trong người

Hẹ có vết loét có vị chát, tính ấm, nếu người bệnh hoặc người bị mụn nhọt trong người ăn lá hẹ sẽ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu của cơ thể. Thậm chí có thể gây ngứa, viêm nhiễm, chảy mủ… ở vết thương.

Người yếu dạ dày

Vì hẹ có chứa nhiều chất xơ, tuy có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và đóng vai trò làm ẩm ruột, nhuận tràng nhưng bản thân hẹ lại không dễ tiêu hóa.

Nếu người yếu dạ dày ăn lá hẹ thì khả năng tiêu hóa đường tiêu hóa của bản thân tương đối yếu, sau khi ăn không những không tiêu hóa được mà còn dễ kích thích thành ruột gây tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng và các triệu chứng khó chịu khác.

Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Lá hẹ có tính ấm có thể gây kích ứng nhất định cho đường tiêu hóa. Nếu là người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đường ruột, ăn không tiêu…. không chỉ dễ kích thích đường tiêu hóa mà còn dễ sinh nhiệt làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, thông tin trên báo Lao Động.

Tin nổi bật