Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tỷ lệ người dân Mỹ ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine

(DS&PL) -

Cuộc thăm dò mới nhất của Associated Press-NORC cho thấy chỉ 26% người dân Mỹ ủng hộ việc Washington tiếp tục viện trợ quân sự cho Kiev.

Gần một năm kể từ khi Nga phát động cuộc tấn công quân sự chống lại Ukraine, nhiều người Mỹ phản đối chính sách của chính phủ nước này nhằm cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự quy mô lớn cho Kiev, một cuộc thăm dò của Associated Press-NORC ngày 15/2 (giờ địa phương) cho thấy. 

Theo dữ liệu của cuộc thăm dò, chỉ khoảng 1/4 người dân Mỹ tin rằng Washington nên tiếp tục đóng "vai trò chính" trong cuộc xung đột ở Ukraine. Theo đó, chỉ 26% trường hợp được khảo sát ủng hộ việc Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine. Hầu hết sự ủng hộ này đến từ những thành viên đảng Dân chủ. Chỉ 17% Đảng viên Cộng hòa muốn Washington viện trợ cho Ukraine, thấp hơn so với tỷ lệ 40% của Đảng viên Dân chủ. 

Người Mỹ phản đối việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine vào tháng 12/2022 bên ngoài Điện Capitol. Ảnh: Getty Images.

Trước đó, cuộc khảo sát được tiến hành vào cuối tháng 1 vừa qua cho thấy, 48% người Mỹ ủng hộ việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine, giảm so với tỷ lệ 60% hồi tháng 5/2022. Trong khi đó, 29% người phản đối và 22% không chắc chắn. 

Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa, bao gồm Hạ nghị sĩ Matt Gaetz của bang Florida và Thomas Massie của bang Tây Virginia, đã kêu gọi ngừng viện trợ cho Kiev. Những quan chức này cho rằng chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden làm tăng nguy cơ xung đột với Nga và làm cạn kiệt kho dự trữ vũ khí của Washington. 

Hồi tháng 3/2022, Tổng thống Biden từng cảnh báo rằng việc cung cấp vũ khí tấn công cho Ukraine, chẳng hạn như xe tăng và máy bay, sẽ có nguy cơ dẫn đến Thế chiến III. Tuy nhiên, sau đó ông đã ủng hộ một chương trình viện trợ của Mỹ cho Kiev trị giá 100 tỷ USD. 

Theo CCTV, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, mặc dù các nước phương Tây tuyên bố không can thiệp trực tiếp vào xung đột nhưng vẫn viện trợ vũ khí cho Kiev. Trong các ngày 13 và 14/2 vừa qua, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg liên tiếp tuyên bố rằng khối này cần đẩy nhanh quá trình sản xuất đạn dược để đảm bảo cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraine.

Cụ thể, ông Stoltenberg hôm 13/2 cho biết, tốc độ tiêu thụ đạn dược hiện tại của Ukraine "gấp nhiều lần" so với tốc độ sản xuất của NATO, kho dự trữ của các quốc gia thành viên NATO "đang không ngừng cạn kiệt" và NATO cần phải "tăng tốc sản xuất để cung cấp vũ khí cho Ukraine".

Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong năm qua, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 1.600 tên lửa phòng không vác vai Stinger và 8.500 tên lửa chống tăng vác vai Javelin. Chủ tịch tập đoàn vũ khí Raytheon Technologies của Mỹ cho biết con số này tương đương với 13 năm sản xuất Stinger và 5 năm sản xuất Javelin.

Bích Thảo (Theo RT) 

Tin nổi bật