Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tư vấn hôn nhân: Con trai 8 tuổi quá nhát gan, phải làm sao?

(DS&PL) -

Tôi năm nay 40 tuổi, vợ tôi 38 tuổi, hai vợ chồng tôi cưới nhau được 10 năm nay và có 2 đứa con trai. Tuy nhiên, hai đứa con tôi tính cách trái ngược nhau.

Tôi năm nay 40 tuổi, vợ tôi 38 tuổi, hai vợ chồng tôi cưới nhau được 10 năm nay và có 2 đứa con trai. Tuy nhiên, hai đứa con tôi tính cách trái ngược nhau.

Bé đầu nhà tôi thông minh, nhanh nhẹn và rất dạn, còn bé thứ 2 thì rất nhát gan. Từ bé cháu đã nhút nhát nhìn thấy bóng tối là sợ hãi, khóc lóc. Còn ban ngày ra ngoài bé sợ đủ thứ. Thấy con gián bé cũng khóc, con kiến bò qua cũng mặt mày tái mẹt. Chưa kể, ra đường nhìn thấy chó, mèo thì con ôm bố mẹ khóc mãi không thôi.

Trẻ nhát gan, cha mẹ cần phải kiên trì- Ảnh minh hoạ.

Hiện tại, con tôi đã lên lớp 2 nhưng cháu không hề chơi với bạn nào. Hễ bị bạn trêu là cháu khóc, thậm chí thấy đông người cháu cũng không dám đến. Cháu không dám vận động hay thử sức với trò chơi vận động mạnh như: Bập bênh, đu quay… dù bố mẹ đã chỉ bảo, khuyên nhiều lần.

Tôi lo lắng quá, đôi lần đưa bé đi khám thì bác sĩ bảo cháu không có vấn đề gì về tâm lý. Bác sĩ cũng khuyên vợ chồng tôi nên chịu khó trò chuyện, hướng dẫn để con thấu hiểu, thay đổi nhưng tôi đã thử và sát sao nhiều năm nay, kết quả con vẫn thế. Giờ tôi phải làm sao đây? Xin hãy giúp tôi. (Hoàng Bảo Nam, Hà Nội)

Chuyên gia tâm lý Trần Ly (THCS Ngô Sĩ Liên) tư vấn:

Anh Bảo Nam thân mến! Qua câu chuyện của anh tôi nhận thấy bé khá nhút nhát và sống khép kín. Để khắc phục điều này, tôi nghĩ vợ chồng anh nên tìm hiểu kỹ xem tính cách này của con là do bẩm sinh hay do hoàn cảnh sống tạo nên. Từ đó, anh chị hãy tìm ra giải pháp thích hợp, phù hợp với độ tuổi của con.

Theo tôi, khi khắc phục tính nhút nhát của con, anh cần lưu ý 2 điều sau: Thứ nhất, bé thường sợ sệt, anh nên quán triệt mọi người xung quanh không nên dọa,trêu đùa con kiểu như: “Kìa, tránh ra, con gián kìa”, “Con chó đấy, chạy mau không nó cắn”, “Em đừng làm vậy, nó sẽ vỡ đấy”, “Em đúng là nhát gan”...

Anh hãy nhớ, chính những lời nói vô tình này cũng có thể gia tăng nỗi sợ hãi đang bủa vây con. Cứ thế, bé sẽ mặc định: “Ôi điều này rất đáng sợ”, “Ghê quá”, “Mình không nên lại gần vì nó quá nguy hiểm”,… Từ đó, con sẽ tự co mình lại để bảo vệ bản thân trước tiên. Anh hãy nhớ, chính điều này sẽ khiến con nhụt chí và không dám đấu tranh để mạnh mẽ hơn.

Điều tiếp theo anh nên làm là hướng dẫn con từ từ bằng cách “bố dũng cảm làm gương cho con”. Chẳng hạn, nếu thấy con chó, con mèo chạy qua anh sẽ nói với con: “Nó không đáng sợ nếu mình không làm gì nó con ạ”, rồi thấy con kiến, anh cũng phải bảo: “Kiến sẽ không cắn nếu con không trêu nó”. Kèm với những lời nói anh cũng sẽ hành động “dũng cảm” để con nhận thấy nó không có gì nguy hiểm.

Còn về bống tối, đứa trẻ nào cũng sợ bóng tối và anh hãy tập cho con quen dần với cảm giác trong bóng tối. Chẳng hạn trước khi tắt đèn, mọi người không nên ngủ luôn mà có thể hát một bài, trò chuyện, hoặc kể một điều gì đó vui vẻ. Hãy tập cho con quen nhìn vào bóng tối để cảm nhận được sự yên tĩnh.

Đi công viên, thay vì ép con trượt xuống hãy chỉ cho con: “Con thấy chưa, các bạn chơi vui chưa, con thử xem nào”, cứ hướng dẫn từ từ, con sẽ tự nhận thấy mình làm được. Ngoài ra, hãy khích lệ con như: “Con của bố mẹ rất dũng cảm”, “Con giỏi lắm”, “Con sẽ làm tốt”. Thấy bố mẹ tin tưởng, tôi tin chắc rằng cháu sẽ nỗ lực làm tốt, không phụ sự tin tưởng.

Anh à, dạy một đứa trẻ cần có thời gian. Con cần học mọi thứ từng ngày, từng ngày một. Cha mẹ hãy nhớ, dạy con cần kiên trì không thể nóng vội. Khi con chùn bước, hãy vỗ về con: “Có gì đâu mà sợ, có bố mẹ đây”, “Con nhìn bạn giỏi chưa, con sẽ làm tốt như thế”,..,

Thanh Bình (Ghi)

Tin nổi bật