Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Truy tìm 'bệnh X' bí ẩn: Nguy hiểm như Ebola và lan nhanh như COVID-19

(DS&PL) -

Theo WHO, “Bệnh X” có tồn tại, các nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng lo ngại nó có thể dẫn tới một dịch bệnh trầm trọng.

Theo WHO, “Bệnh X” có tồn tại, các nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng lo ngại nó có thể dẫn tới một dịch bệnh trầm trọng.

Bác sĩ Dadin Bonkole làm việc tại Vùng đỏ Ebola của bệnh viện Ingende. Ảnh: CNN

Tại một bệnh viện tại thị trấn hẻo lánh ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), một nữ bệnh nhân đang ngồi lặng lẽ trên giường, ôm hai đứa trẻ, chờ kết quả xét nghiệm Ebola. Người phụ nữ này có các triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết như sốt cao và tiêu chảy.

Bệnh nhân chỉ có thể giao tiếp với người thân của mình qua cửa sổ quan sát bằng nhựa trong. Danh tính của cô ấy là bí mật, để bảo vệ cô ấy khỏi bị người dân địa phương tẩy chay vì lo sợ nhiễm Ebola. Các con của cô cũng đã được kiểm tra nhưng hiện tại không có triệu chứng gì.

Có một loại vắc-xin và phương pháp điều trị Ebola, giúp giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là : Nếu cô ấy không mắc Ebola thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu cô ấy nhiễm "Bệnh X" chưa từng biết đến, một mầm bệnh mới có thể quét khắp thế giới nhanh như COVID-19, nhưng lại có tỷ lệ tử vong từ 50% đến 90% như Ebola?

Trong quá trình theo dõi và điều trị cho bệnh nhân này, các bác sĩ trang bị tất cả những vận dụng cần thiết nhất có thể: khẩu trang, kính bảo hộ, quần yếm chống hiểm họa sinh học, găng tay dán kín, mũ trùm đầu và vai.

Họ lo sợ nữ bệnh nhân trên có thể có những triệu chứng như mắc Ebola nhưng trên thực tế không phải vậy. Nó có thể là một loại virus mới, là một trong những loại bệnh từng được biết đến trước đây, song kết quả xét nghiệm đều không thể giải thích triệu chứng sốt cao và tiêu chảy của bệnh nhân này.

“Các xét nghiệm liên quan đến Ebola đều âm tính. Chúng tôi sẽ phải tiến hành xét nghiệm thêm để xem chuyện gì đang diễn ra. Tại thời điểm này, cũng có một vài ca nghi nhiễm”, Tiến sĩ Christian Bompalanga – người đứng đầu dịch vụ y tế tại Ingende – cho hay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Bệnh X” có khả năng tồn tại, một bệnh mà các nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng lo ngại có thể dẫn tới một dịch bệnh trầm trọng khắp thế giới một khi bùng phát. Đây không phải là một viễn cảnh của khoa học viễn tưởng, mà là một mối lo có cơ sở khoa học.

“Tất cả chúng tôi đều lo sợ. Ebola cũng không phải. COVID-19 cũng không phải. Chúng ta phải lo ngại những căn bệnh mới”, bác sĩ Dadin Bonkole điều trị cho nữ bệnh nhân trên nói.  

Đe dọa nhân loại

Tại một phòng thí nghiệm ở Mbandaka, các nhà khoa học chuẩn bị lấy mẫu máu từ một con dơi bắt được trong rừng. Ảnh: CNN

Theo Giáo sư Jean-Jacques Muyembe Tamfum, nhân loại phải đối mặt với vô số loại virus mới và có khả năng gây tử vong xuất hiện từ các khu rừng mưa nhiệt đới của châu Phi.

“Hiện chúng ta đang ở trong một thế giới mà mầm bệnh mới sẽ xuất hiện. Đó là những gì tạo thành mối đe dọa cho nhân loại”, vị giáo sư cho biết.

Ông Muyembe là người đã giúp phát hiện ra virus Ebola vào năm 1976.

Lúc bấy giờ, khi còn là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi, ông Muyembe đã lấy những mẫu máu đầu tiên từ các nạn nhân của một căn bệnh bí ẩn gây xuất huyết và giết chết khoảng 88% ca nhiễm và 80% nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Yambuku Mission khi căn bệnh này mới được phát hiện.

Các lọ máu được gửi đến Bỉ và Mỹ, nơi các nhà khoa học tìm thấy một loại virus hình con giun. Họ gọi nó là "Ebola", theo tên con sông gần với ổ dịch ở quốc gia mà lúc đó được gọi là Zaire.

Việc xác định Ebola dựa vào một chuỗi kết nối những vùng xa xôi nhất của rừng nhiệt đới châu Phi với các phòng thí nghiệm công nghệ cao ở phương Tây.

Giờ đây, phương Tây phải dựa vào các nhà khoa học châu Phi ở Congo và các nơi khác để hoạt động như những người lính canh để cảnh báo những căn bệnh trong tương lai.

Ở Ingende, nỗi sợ hãi khi gặp phải một loại virus mới, chết người, vẫn còn rất thực ngay cả sau khi bệnh nhân hồi phục có các triệu chứng trông giống như Ebola. Các mẫu của cô đã được xét nghiệm tại chỗ và gửi đến Viện Nghiên cứu Y sinh Quốc gia Congo (INRB) ở Kinshasa, nơi chúng được xét nghiệm thêm các bệnh khác có triệu chứng tương tự. Tất cả đều bặt vô âm tín, căn bệnh ảnh hưởng đến cô vẫn là một bí ẩn.

Phát biểu độc quyền với CNN tại thủ đô Kinshasa của DRC, ông Muyembe đã cảnh báo về nhiều bệnh lây truyền từ động vật sang người - sẽ xảy ra.

Bệnh sốt vàng da, các dạng cúm khác nhau, bệnh dại, bệnh brucella và bệnh Lyme nằm trong số những bệnh lây truyền từ động vật sang người, thường là qua vật trung gian như động vật gặm nhấm hoặc côn trùng.

Chúng đã gây ra dịch bệnh và đại dịch trước đây.

HIV xuất hiện từ một loại tinh tinh và biến đổi thành một bệnh dịch hạch hiện đại trên toàn thế giới. SARS, MERS và virus gây ra bệnh COVID-19 được gọi là SARS-CoV-2 đều là các virus đã truyền sang người từ các "ổ chứa" không xác định - thuật ngữ mà các nhà virus học sử dụng cho các vật chủ tự nhiên của virus.

Ông Muyembe nghĩ rằng các đại dịch trong tương lai có thể tồi tệ hơn COVID-19.

Virus mới đang gia tăng

Dịch bệnh xuất hiện ở những nơi có mật độ dân số cao và môi trường điều kiện thuận lợi cho virus sinh sống. Ảnh: CNN

Kể từ lần lây nhiễm đầu tiên từ động vật sang người, bệnh sốt vàng da, được xác định vào năm 1901, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 200 loại virus khác được biết là có thể gây bệnh cho người. 

Theo nghiên cứu của Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh, các loài virus mới đang được phát hiện với tốc độ từ 3 đến 4 lần mỗi năm. Phần lớn chúng có nguồn gốc từ động vật.

Các chuyên gia cho rằng số lượng virus mới xuất hiện ngày càng gia tăng phần lớn là kết quả của sự tàn phá sinh thái và buôn bán động vật hoang dã.

Khi môi trường sống tự nhiên của chúng biến mất, các loài động vật như chuột, dơi và côn trùng sống sót ở nơi các loài động vật lớn hơn bị xóa sổ. Chúng có thể sống bên cạnh con người và thường bị nghi ngờ là vật trung gian truyền bệnh mới cho con người.

Các nhà khoa học đã liên hệ các đợt bùng phát Ebola trong quá khứ với sự xâm nhập nặng nề của con người vào rừng nhiệt đới. Trong một nghiên cứu năm 2017 , các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để xác định rằng 25 trong số 27 ổ dịch Ebola nằm dọc theo đường ranh giới của quần xã sinh vật rừng nhiệt đới ở Trung và Tây Phi từ năm 2001 đến năm 2014 bắt đầu ở những nơi đã từng bị phá rừng khoảng hai năm trước đó. Họ nói thêm rằng các đợt bùng phát Ebola từ động vật sang người xuất hiện ở những nơi có mật độ dân số cao và những nơi có điều kiện thuận lợi với virus.

Trong 14 năm đầu của thế kỷ 21, một khu vực lớn hơn diện tích của Bangladesh đã bị đốn hạ trong rừng nhiệt đới lưu vực sông Congo.

Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng nếu tình trạng phá rừng và xu hướng gia tăng dân số tiếp tục như hiện nay, rừng nhiệt đới của nước này có thể hoàn toàn biến mất vào cuối thế kỷ này. Khi điều đó xảy ra, động vật và virus mà chúng mang theo sẽ tiếp xúc với con người theo những cách mới và thường là tai hại.

Rừng nhiệt đới châu Phi. Ảnh: CNN

Một nhóm các nhà khoa học đa ngành có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc, Kenya và Brazil đã tính toán rằng khoản đầu tư toàn cầu trị giá 30 tỷ USD mỗi năm vào các dự án bảo vệ rừng nhiệt đới, ngăn chặn buôn bán và nuôi trồng động vật hoang dã sẽ giúp giảm chi phí ngăn chặn đại dịch trong tương lai.

Viết trên tạp chí Science, nhóm cho biết việc chi 9,6 tỷ USD mỗi năm cho các chương trình bảo vệ rừng toàn cầu có thể giúp giảm 40% nạn phá rừng toàn cầu ở những khu vực có nguy cơ lây lan virus cao nhất. Điều này có thể bao gồm việc khuyến khích người dân sống và kiếm sống từ rừng, đồng thời cấm khai thác gỗ tràn lan và thương mại hóa việc buôn bán động vật hoang dã.

Các nhà khoa học cho biết, một chương trình tương tự ở Brazil đã làm giảm 70% nạn phá rừng từ năm 2005 đến 2012.

Mặc dù 30 tỷ USD mỗi năm nghe có vẻ nhiều, nhưng các nhà khoa học cho rằng khoản đầu tư này sẽ nhanh chóng sẽ tự trả. Theo các nhà kinh tế học David Cutler và Larry Summers , cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, đại dịch COVID-19 sẽ khiến Mỹ thiệt hại ước tính khoảng 16 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới. 

Hệ thống cảnh báo sớm                                  

Ông Muyembe hiện đang điều hành INRB ở Kinshasa.

Trong khi một số nhà khoa học vẫn ngồi trong văn phòng chật chội ở khu INRB cũ, nơi ông Muyembe làm việc lần đầu về Ebola, các phòng thí nghiệm hoàn toàn mới đã mở cửa vào tháng Hai. INRB được hỗ trợ bởi Nhật Bản, Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Châu Âu và các nhà tài trợ quốc tế khác bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và học viện

Được hỗ trợ bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới, các phòng thí nghiệm INRB này là hệ thống cảnh báo sớm trên thế giới về những đợt bùng phát mới của các bệnh đã biết như Ebola, và - có lẽ quan trọng hơn - đối với những căn bệnh mà chúng ta chưa phát hiện ra .

Ông Muyembe cho biết: “Nếu một mầm bệnh xuất hiện từ châu Phi thì sẽ mất nhiều thời gian để lây lan ra toàn thế giới. Vì vậy, nếu loại virus này được phát hiện sớm - như ở cơ sở của tôi ở đây - sẽ có cơ hội cho châu Âu [và phần còn lại của thế giới] phát triển các chiến lược mới để chống lại những mầm bệnh mới này”.

Ông Muyembe có các đơn vị trinh sát trên tuyến đầu của cuộc chiến chống lại các mầm bệnh mới. Các bác sĩ, nhà virus học và nhà nghiên cứu đang làm việc sâu bên trong DRC, tìm kiếm những loại virus đã biết và chưa biết trước khi chúng có thể gây ra đại dịch mới.

Simon Pierre Ndimbo và Guy Midingi là những nhà sinh thái học và thợ săn virus ở tỉnh Équateur phía tây bắc DRC, nơi có Ingende. Họ là mũi nhọn trong việc theo dõi và truy tìm các dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm mới nổi (EID).

Trong một chuyến thám hiểm gần đây, cặp đôi này đã thu thập được 84 con dơi, cẩn thận nhặt chúng từ lưới của họ và buộc những con vật lại, nhét vào túi.

“Bạn phải cẩn thận - nếu không, chúng sẽ cắn’, Midingi giải thích, tay đeo găng tay đôi để bảo vệ. “Một vết cắn của dơi có thể là khoảnh khắc một căn bệnh mới chuyển từ động vật sang người”.

Trở lại phòng thí nghiệm ở Mbandaka, những con dơi được lấy bông ngoáy tai, và các mẫu máu được lấy để xét nghiệm Ebola trước khi được gửi đến INRB để xét nghiệm thêm. Những con dơi sau đó được thả.

Hàng chục virus corona mới đã được tìm thấy ở dơi trong những năm gần đây. Không ai biết chúng có thể nguy hiểm như thế nào đối với con người.

Chính xác cách thức mà con người nhiễm Ebola đầu tiên vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà khoa học tin rằng những căn bệnh lây truyền từ động vật sang người như Ebola và Covid-19 tạo ra bước nhảy vọt khi động vật hoang dã bị giết thịt.

Chợ bán thịt rừng ở cảng Kinshasa (Congo). Cá xông khói cũng được bán ở đây. Ảnh: CNN

Cái gọi là "thịt thú" là nguồn cung cấp protein truyền thống cho những người sống trong rừng nhiệt đới, nhưng hiện nay nó được buôn bán xa nơi có nguồn gốc và xuất khẩu trên toàn cầu. Liên Hợp Quốc ước tính hơn 5 triệu tấn thịt rừng được lấy từ lưu vực sông Congo mỗi năm.

Khỉ các con khỉ Colobus đã bị săn đuổi đến mức tuyệt chủng ở một số vùng của DRC, thương nhân cho biết có thể xuất khẩu chúng sang châu Âu bằng máy bay.

“Tôi phải thành thật mà nói, không được phép gửi những con khỉ”, anh giải thích. "Chúng tôi phải chặt đầu và cánh tay của chúng và gói chúng lại với các loại thịt khác."

Ở đây, những con cá sấu non - mõm bị buộc dây và chân bị trói - quằn quại trên đầu nhau. Thương lái cung cấp các thùng ốc khổng lồ, ba ba và rùa nước ngọt. Ở những nơi khác có thị trường chợ đen từ những con tinh tinh sống, và những động vật kỳ lạ hơn, một số buôn bán thành các bộ sưu tập tư nhân, những người khác mua về làm thức ăn/

"Bệnh X" có thể đang tích tụ bên trong bất kỳ con vật nào trong số những con vật này, do những người nghèo mang đến đô thị để phục vụ thị hiếu của người giàu cho những bữa ăn kỳ lạ và thú cưng.

"Những loại thịt này không dành cho người nghèo, nó dành cho những người giàu có và có đặc quyền, vì vậy bạn đã có những quan chức cấp cao tin vào điều mê tín rằng nếu bạn tiêu thụ một loại thịt lợn rừng nào đó. , nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn ", Cassinga nói. "Bạn cũng có những người tiêu thụ nó như một biểu tượng của địa vị. Nhưng cũng trong 10 đến 20 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến ​​một làn sóng người nước ngoài, chủ yếu từ Đông Nam Á, và những người yêu cầu ăn một số loại thịt như rùa, rắn, động vật linh trưởng”.

Việc thương mại hóa buôn bán thịt thú rừng là một con đường tiềm ẩn để lây nhiễm bệnh. Đây cũng là dấu hiệu của sự tàn phá rừng mưa nhiệt đới Congo, rừng lớn thứ hai thế giới sau Amazon.

Phần lớn việc phá rừng là do nông dân địa phương, những người sống dựa vào rừng một cách kinh tế - 84% việc phá rừng là để nhường chỗ cho nông nghiệp quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, các kỹ thuật đốt nương làm rẫy được người dân địa phương sử dụng làm tăng khả năng tiếp xúc của con người với vùng lãnh thổ của các loài động vật hoang dã của nó, một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh.

Ông Muyembe nói: "Nếu bạn đi vào rừng ... bạn sẽ thay đổi hệ sinh thái; côn trùng và chuột sẽ rời khỏi nơi này và đến các ngôi làng ... vì vậy đây là sự lây truyền của virus, của các mầm bệnh mới".

Trở lại bệnh viện Ingende, các bác sĩ đang mặc nhiều đồ bảo hộ nhất có thể được tìm thấy: Kính bảo hộ, quần yếm chống hiểm họa sinh học màu vàng, găng tay đôi được dán kín, mũ trùm qua đầu và vai, đeo giày và khẩu trang phức tạp.

Họ vẫn lo lắng rằng nữ bệnh nhân có thể có các triệu chứng của một căn bệnh giống Ebola mà thực tế không phải là Ebola. Nó có thể là một loại virus mới, nó cũng có thể là một trong nhiều căn bệnh gây ra cho người dân nơi đây mà khoa học đã biết - nhưng không một xét nghiệm nào được thực hiện ở đây giải thích cho việc cô ấy bị sốt cao và tiêu chảy.

Người đứng đầu dịch vụ y tế ở Ingende, Tiến sĩ Christian Bompalanga cho biết: “Chúng tôi nhận được những trường hợp trông rất giống Ebola, nhưng khi chúng tôi làm xét nghiệm, chúng lại âm tính.

Chúng tôi phải thực hiện các cuộc kiểm tra bổ sung để xem điều gì đang thực sự xảy ra ... hiện tại có một vài trường hợp nghi ngờ ở đó", ông nói thêm, chỉ vào khu cách ly nơi cô gái trẻ và những đứa trẻ của cô ấy đang ở. đang được điều trị. Và nhiều tuần sau đó vẫn không có chẩn đoán rõ ràng cho bệnh của cô ấy.

Trong hầu hết các ấn phẩm khoa học đều có giả định rằng sẽ có nhiều bệnh lây lan hơn nữa khi con người tiếp tục phá hủy các môi trường sống hoang dã. Nó không phải là "IF" mà là "WHEN".

Giải pháp rõ rang là, bảo vệ rừng để bảo vệ nhân loại - vì Mẹ thiên nhiên có vũ khí chết người trong kho vũ khí của mình.

Mộc Miên (Theo CNN)

Tin nổi bật