Theo báo Thanh Niên, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Nông lâm TP.HCM thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) xét tuyển đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non hệ chính quy năm 2025.
Điểm sàn này áp dụng cho tất cả các phương thức xét tuyển đối với thí sinh thuộc khu vực 3, không hưởng ưu tiên theo đối tượng.
Đối với các phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như bảng sau:
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như bảng sau:
Đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập bậc THPT (học bạ), điểm mỗi môn sử dụng trong tổ hợp xét tuyển là điểm trung bình 4 học kỳ của năm học lớp 11, 12 (từ học kỳ 1 lớp 11 đến học kỳ 2 lớp 12), làm tròn đến 2 số lẻ thập phân.
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào xét tuyển sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025 từ 601 điểm trở lên (áp dụng cho tất cả các ngành, trừ các ngành đào tạo giáo viên).
Riêng ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, ngoài điểm đánh giá năng lực, thí sinh cần có kết quả học tập cả năm lớp 12 mức tốt (xếp loại học lực từ loại giỏi trở lên) hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT phải từ 8.0 trở lên.
Ngành giáo dục mầm non, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM không xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025.
Theo Giáo dục & Thời đại, năm 2025, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non hệ chính quy với 4.560 chỉ tiêu cho các cơ sở chính tại TP.HCM, Phân hiệu Gia Lai (tỉnh Gia Lai) và Phân hiệu Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa).
Nhà trường sử dụng 5 phương thức tuyển sinh:
- Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển;
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2025;
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025;
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025, bổ sung hoặc thay thế một môn trong tổ hợp xét tuyển bằng kết quả học tập bậc THPT (học bạ);
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (học bạ).