Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trưởng công an xã "nhận hộ lương" của cấp dưới: Có phạm tội?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Gần 3 triệu đồng tiền trực đêm từ tháng 1 - 4/2015 của hai công an viên đã được Trưởng công an xã ký "nhận thay".

(ĐSPL) - Gần 3 triệu đồng tiền trực đêm từ tháng 1 - 4/2015 của hai công an viên đã được Trưởng công an xã ký "nhận thay".

Trưởng công an xã "nhận hộ lương" của cấp dưới

Mới đây, trên một số báo có đưa tin về sự việc “Trưởng công an xã "nhận hộ lương" của cấp dưới”. Theo đó, vụ việc xảy ra tại một xã của huyện Châu Thành (Long An).

Theo đơn tố cáo của anh Nguyễn Việt Th, công an viên xã, mỗi tháng công an viên làm việc tại xã nếu được phân công trực đêm để làm nhiệm vụ tuần tra thì được hỗ trợ 400 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, từ tháng 1- 4/2015, anh Th chưa nhận được số tiền này, tổng cộng gần 1,7 triệu.

Ngoài anh Thu, anh Hồ Minh T, công an viên xã cũng không nhận được tiền hỗ trợ trực đêm (4 tháng) gần 1,2 triệu đồng. Anh Th và anh T có hỏi thủ quỹ xã thì được biết ông Trưởng công an xã đã ký nhận hết số tiền này.

Ngày 26/8, Huyện ủy Châu Thành (Long An) đã chỉ đạo UBND xã này tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối ông Trưởng công an xã này.

Ảnh minh họa.

Trưởng công an xã có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Để xác định được việc người này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự  không thì cần phải căn cứ vào việc hành vi của người này có cấu thành tội phạm hay không. Thứ nhất, Người này đã giữ một chức vụ, quyền hạn nhất định. Thứ hai, hành vi của anh ta là lợi dụng vị trí của mình để lấy khoản tiền đó thành của mình. Thứ ba, anh ta nhận thức được hành vi của mình làm có thể gây thiệt hại đến tài sản của người khác, là trái với quyền hạn, chức vụ của mình nhưng anh ta vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Thứ tư, anh ta có động cơ, anh ta thực hiện hành vi này nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Từ những căn cứ trên, hành vi của Trưởng công an xã có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Đối với “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” Bộ luật Hình sự quy định:

Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI Bộ luật Hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm: Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Phạm tội nhiều lần; Tái phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Theo đó, hành vi khách quan của tội này là hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của ngườ khác người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.

+ Nếu người phạm tội không gian dối nhưng người bị hại vẫn tin mà giao cho tài sản và người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng sự tín nhiệm này mà chiếm đoạt tài sản của họ thì đây là thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

[mecloud]wWtVvZMtp7[/mecloud]

Tin nổi bật