Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông bán nước sạch trái thẩm quyền?

(DS&PL) -

Mặc dù không có chức năng kinh doanh nước sạch nhưng trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông vẫn ký hợp đồng mua nước sạch và bán lại cho Ban quản lý khu chợ 365.

Mặc dù không có chức năng kinh doanh nước sạch nhưng trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông vẫn ký hợp đồng mua nước sạch và bán lại cho Ban quản lý khu chợ 365. Sau vài cấp trung gian, người dân phải chịu mua nước với giá cao hơn quy định.

Không có lửa làm sao có khói?

Thời gian gần đây, Ban biên tập iên tục nhận được phản ánh của người dân sinh sống trong khu vực chợ 365 (Hà Đông, Hà Nội) về việc phải đóng tiền nước với giá cao hơn giá bán cho các cơ quan hành chính, doanh nghiệp thậm chí cả tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể, chị N.T.L. - một người dân sinh sống ở khu vực này cho biết: mức giá mà người dân phải nộp là 30.000/khối trong khi giá quy định của công ty nước sạch Hà Đông là 22.068/khối (chưa bao gồm thuế.).

Tiếp nhận phản ánh của bạn đọc, PV Khỏe 365 đã tiến hành tìm hiểu, xác minh thông tin vụ việc và có buổi làm việc với công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông.

Theo đó, công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông đã có hợp đồng bán nước sạch theo dạng đồng hồ tổng cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông theo mức giá đã được Nhà nước quy định.Còn việc TTPT quỹ đất Hà Đông bán lại cho ai và người dân phải nộp tiền với mức giá cao hơn thì phía công ty cũng không nắm được và không can thiệp.

Người đại diện ký hợp đồng là Trung tâm quỹ đất Hà Đông và họ không vi phạm những điều khoản đã được quy định trong hợp đồng và vẫn nộp tiền đầy đủ nên không có vấn đề gì. Khi được yêu cầu cung cấp hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, phía công ty nói rằng do chuyển kho nên chưa tìm được. Cho đến nay là gần một tuần trôi qua, PV vẫn chưa nhận được bản hợp đồng nào từ phía công ty nước sạch Hà Đông.     

                                           

Sau buổi làm việc với UBND quận Hà Đông và cầm theo chỉ định từ Quận yêu cầu Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông cung cấp thông tin cần xác minh, PV tiếp tục liên hệ với ông Đinh Công Đạt- Phó Giám đốc Trung tâm và được biết: Mặc dù Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông không có chức năng kinh doanh nước sạch nhưng vẫn ký hợp đồng mua nước với công ty nước sạch Hà Đông và bán lại cho Ban quản lý khu chợ 365 để cung cấp nước cho người dân tại khu vực này. Cũng theo ông Đạt, việc trung tâm bán lại nước cho BQL khu chợ 365 là việc hoàn toàn bình thường vì khu chợ 365 nằm trong dự án của Trung Tâm. Việc mua bán này có hợp đồng ký kết giữa 2 bên và giá nước bán ra bằng đúng giá Trung tâm đã mua lại từ công ty nước sạch Hà Đông. Ông Đạt cho biết thêm là không quan tâm BQL chợ 365 bán cho dân theo mức giá nào.

Một điều đáng nói nữa là BQL chợ 365 cũng không phải đơn vị trực tiếp thu tiền nước hàng tháng từ người dân mà lại là một công ty mang tên AZ nào đó. Qua tìm hiểu và kiểm tra thông tin từ chi cục thuế Hà Nội thì được biết đơn vị này không có bất cứ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến việc thu tiền nước của khu chợ 365. Vậy câu hỏi đặt ra là : công ty AZ là công ty nào và tại sao lại đứng ra thu tiền nước của dân thay cho BQL chợ 365. Số tiền thu chênh lệch đó sẽ chảy về đâu?

Đá bóng trách nhiệm, tiền "chảy" về túi ai?

Sau những buổi làm việc với các bên liên quan PV nhận thấy: tình trạng "đá bóng trách nhiệm"giữa các cơ quan chức năng, những đơn vị có thẩm quyền cung cấp nước sạch để phục vụ nhu cầu từ người dân tại địa bàn quận Hà Đông. Việc bán nước sạch tại khu vực chợ 365 nảy sinh rất nhiều điều phi lý.

Đầu tiên là việc một cơ quan thuộc đơn vị hành chính của Nhà nước không có chức năng kinh doanh nước sạch lại điềm nhiên coi việc kinh doanh trái phép là điều bình thường. 

Thứ hai, việc BQL khu chợ 365 mua nước sạch lại của trung tâm phát triển quỹ đất nhưng lại bán trách nhiệm cho một số công ty khác dẫn đến việc người dân phải chịu mức giá cao hơn so với quy định vì phải qua mấy tầng trung gian. Nhưng khi đề cập đến vấn đề này thì các bên liên quan lại hoàn toàn phủi trách nhiệm, họ chỉ quan tâm đến việc họ cung cấp nước cho ai còn việc đơn vị đó thu tiền của người dân thế nào lại không phải việc họ đáng phải lưu tâm.

Nếu tình trạng này liên tục xảy ra ở những địa bàn Thủ đô thuộc trung tâm của cả nước mà quyền lợi của người dân không được bảo vệ thì họ biết phải kêu ai? Và số tiền thu chênh lệch từ việc kinh doanh trái ngành nghề quy định của cơ quan có thẩm quyền sẽ đi về đâu? Đơn vị nào sẽ là người phải chịu trách nhiệm trong việc này hay trách nhiệm sẽ được đùn đẩy qua lại và người dân sẽ vẫn là người phải hứng chịu những điều phi lý.

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Hà Đông và các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ vụ việc, chấm dứt tình trạng các đơn vị hành chính của Nhà nước ngang nhiên làm sai quy định, đá bóng trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra nhằm trả lại công bằng và quyền lợi chính đáng cho người dân.

Nguồn: Khỏe 365

Tin nổi bật