Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc sẽ ra sao nếu sống chung với COVID-19?

(DS&PL) -

Một báo cáo cho rằng nếu áp dụng chiến lược sống chung với COVID-19, số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Trung Quốc sẽ vượt quá 630.000 người.

Theo The Paper, trang chủ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) đã xuất bản một viết có tiêu đề "On Coexistence with COVID-19: Estimations and Perspectives" (Sống chung với COVID-19: Ước tính và viễn cảnh).

Bài viết trên trang chủ CCDC. Ảnh: The Paper

Bài viết đưa ra dự đoán, nếu Trung Quốc áp dụng các chiến lược phòng chống đại dịch COVID-19 giống các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha hay ở châu Á là Israel (sau đây gọi 5 nước này là "các quốc gia tham khảo"), thì số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Trung Quốc có khả năng lên đến hàng trăm nghìn, trong đó có khoảng 10.000 trường hợp có biểu hiện nặng, gây áp lực lớn đến hệ thống y tế và gây ra những thảm họa lớn cho đất nước tỷ dân này.

Bài viết cho rằng, nếu áp dụng cụ thể theo phương pháp chống dịch của Mỹ, số ca mắc mới mỗi ngày ở Trung Quốc sẽ vượt quá 630.000 người. Nếu áp dụng chiến lược phòng chống dịch của Anh, số ca mắc mới mỗi ngày ở Trung Quốc sẽ là hơn 270.000 người.

Những con số dự đoán trên được tham chiếu theo mật độ dân số và tỷ lệ tiêm chủng ở Trung Quốc. Trên thực tế, khi bài viết dự đoán, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của Trung Quốc là khoảng 55,04%, trong khi tỷ lệ tiêm chủng trung bình của "các quốc gia tham khảo" là 59,70%.

Với mật độ dân số cao, dịch bệnh sẽ lây lan vô cùng nhanh chóng nếu Trung Quốc sống chung với COVID-19. Ảnh minh họa

Mật độ dân số của Trung Quốc là khoảng 147 người/km2. Tính riêng mật độ dân số của các khu vực hành chính cấp tỉnh bao gồm Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải là 661 người/km2.

Trong khi đó, mật độ dân số trung bình của "các quốc gia tham khảo" là 185,94 người/km2

Hơn nữa, ở miền đông Trung Quốc, dân số già nghiêm trọng, tỷ lệ tiêm phòng của người cao tuổi thấp nên nguy cơ lây nhiễm và bị bệnh nặng sẽ cao hơn.

Ngoài ra, Trung Quốc dân số đông nhưng số ca nhiễm ít, tỷ lệ miễn dịch tự nhiên không đáng kể. Trong khi số ca nhiễm mới COVID-19 trung bình ở "các quốc gia tham khảo" trong 7 ngày là 44.525,6 người.

Do đó, bài viết chỉ ra rằng nếu Trung Quốc áp dụng chiến lược ứng phó đại dịch và mô hình hoạt động cộng đồng của "các quốc gia tham khảo", tỷ lệ lây nhiễm sẽ tương tự như các nước này, thậm chí thực tế sẽ phải cao hơn nhiều.

Cũng theo bài viết, tính đến thời điểm hiện tại (thời điểm đưa ra dự đoán), Trung Quốc đã ghi nhận hơn 300 ca nhiễm COVID-19 nhập cảnh từ nước ngoài.

Bài viết nhận định, xét đến thực tế nghiệt ngã của cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19 và thực tế là gần như không thể loại bỏ căn bệnh này trong tương lai gần, nhân loại có thể phải tạm thời chung sống với SARS-CoV-2. Do đó, nguy cơ các ca bệnh nhập khẩu gây ra đợt dịch quy mô vừa và nhỏ ở Trung Quốc sẽ còn tiếp tục trong một thời gian tới.

Tuy nhiên, bài viết nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đã đi chệch khỏi chiến lược "Không COVID", khi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ biên giới và chiến dịch tiêm phòng vẫn được đảm bảo.

Ở cuối bài viết chỉ ra rằng, theo mô hình động dịch tễ học nổi tiếng và bất đẳng thức Granwall trong toán học, khi số lượng virus sinh sản là R <1, dịch bệnh sẽ phân hủy theo cấp số nhân. Ngược lại, một khi số lượng virus sinh sản là R> 1, dịch bệnh cũng có thể bùng phát theo tốc độ tương tự.

"Trong năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã chịu thiệt hại nặng nề do quá tự tin để rồi rơi vào tình huống sau (R>1). Trung Quốc không nên và không thể để mình là nước tiếp theo". bài viết trên CCDC đưa ra quan điểm.

Hoa Vũ (Theo The Paper)

Tin nổi bật