Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng ngoại giao với Arab Saudi, kế hoạch ghìm giá dầu của Mỹ có nguy cơ bất thành

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Mỹ đang cố gắng tìm cách xoa dịu Arab Saudi, qua đó thuyết phục nước này sản xuất thêm dầu mỏ. Tuy nhiên, do những căng thẳng ngoại giao, việc nối lại các thỏa thuận là điều không hề dễ dàng.

Kể từ tháng 3, lãnh đạo Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã từ chối điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Quan hệ của Arab Saudi và nước Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden có những biến động đáng kể liên quan tới nhiều vấn đề như xung đột Yemen, Iran, vụ sát hại nhà báo Saudi Jamal Khashoggi...

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Arab Saudi và UAE là hai nhà sản xuất dầu lớn duy nhất có thể bơm thêm hàng triệu thùng dầu - động thái có thể giúp xoa dịu thị trường dầu thô vào thời điểm giá xăng dầu ở Mỹ đang ở mức cao.

Nhà Trắng hiện đang cân nhắc thực hiện chuyến thăm tới Arab Saudi, theo đó sẽ tiến hành các cuộc họp với các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)) cũng như Ai Cập, Iraq và Jordan.

Bất kỳ cuộc gặp nào giữa ông Biden và Thái tử Mohammed bin Salman, người lãnh đạo trên thực tế của Arab Saudi, trong chuyến thăm Trung Đông lần này có thể mang lại hy vọng cứu trợ phần nào cho người tiêu dùng ở Mỹ.

Tuy nhiên, chuyến thăm này cũng có nguy cơ khiến công chúng tức giận với nhà lãnh đạo Mỹ, người từng tuyên bố rằng ông sẽ biến Arab Saudi thành “kẻ ngoài lề” nếu đắc cử, đồng thời lên án các chính sách của Arab Saudi tại Yemen, yêu cầu nước này chịu trách nhiệm cho vụ sát hại nhà báo người Arab Saudi - ông Jamal Khashoggi năm 2018.

Những lập trường về chính sách đối ngoại này được đưa ra trong chiến dịch tranh cử được ông Biden tiếp tục thực hiện sau khi đắc cử.

Nhiều tuần sau khi bước vào Nhà Trắng năm 2021, ông Biden công bố một báo cáo tình báo của Mỹ năm 2018 về vụ ám sát nhà báo Khashoggi, trong đó kết luận rằng vụ ám sát ông Khashoggi tại Thổ Nhĩ Kỳ do Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia phê duyệt.

Ông Biden thậm chí dừng bán vũ khí cho Arab Saudi, thông báo chấm dứt sự ủng hộ của Mỹ dành cho chiến dịch của nước này tại Yemen, đồng thời loại lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn tại Yemen khỏi danh sách khủng bố của Mỹ.

Lúc này có lẽ là thời điểm khó khăn đối với chính sách đối ngoại của Mỹ, vốn đặt mục tiêu duy trì cách tiếp cận cứng rắn với cả Nga và Arab Saudi.  Tuy nhiên, hiện nay, hai mục tiêu này đã trở nên khó thực thi, nhất là khi dầu mỏ được sử dụng như một công cụ gây áp lực.

Có hai khó khăn lớn đối với chính sách ngoại giao dầu mỏ của ông Biden. Đầu tiên, hiện vẫn chưa có khả năng cho thấy Arab Saudi và 12 thành viên khác của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ muốn tăng nguồn cung hay thậm chí là có khả năng để làm điều đó.

Ngoài ra, nhiều thành viên OPEC, bao gồm Libya, Venezuela và Nigeria, hiện không thể đạt được mức hạn ngạch mà chính OPEC đặt ra vào nhiều tháng trước; khi các giếng dầu, thiết bị và nhà máy lọc dầu đã bị ảnh hưởng lớn trong suốt đại dịch COVID-19.

Gần đây, Arab Saudi đã có động thái tích cực hơn khi thuyết phục OPEC tăng nhẹ sản lượng, song các chuyên gia cho rằng điều này là không đủ để giảm giá dầu đang tăng mạnh.

"Trước khi sự thiếu hụt từ nguồn cung dầu của Nga có thể được thay thế, gia dầu sẽ còn tăng mạnh và sẽ giữ nguyên như vậy trong thời gian dài", Ngân hàng Dự trữ liên bang tại Dallas (Mỹ) nhận định.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật