Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

'Trốn thoát' ung thư dù phải 'hy sinh' 20 cm đại tràng

(DS&PL) -

Đi khám với triệu chứng sụt cân, đại tiện ra máu, ợ chua, bệnh nhân đã bị chỉ định cắt 20cm đại tràng do phát hiện 3 polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Đi khám với triệu chứng sụt cân, đại tiện ra máu, ợ chua, bệnh nhân đã bị chỉ định cắt 20cm đại tràng do phát hiện 3 polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Ngày 7/11, PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Cường, bệnh viện Quốc tế City thông tin, bệnh viện vừa nội soi cắt bỏ thành công 20 cm đại tràng polyp cho một phụ nữ mang suốt 6 năm.

Được biết, bệnh nhân L.T.L (55 tuổi, ngụ Bình Dương), đi khám do có triệu chứng sụt cân, đại tiện ra máu, ợ chua. Sau khi kiểm tra, bệnh nhân được chẩn đoán đại tràng có polyp tuyến ống lớn nghịch sản độ cao với 2 polyp nhỏ đại tràng sigma và 1 polyp lớn ở trực tràng.

Để tránh nguy cơ polyp phát triển thành ung thư, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cắt bỏ và sau 4 tiếng đã lấy ra đoạn đại trực tràng 20cm chứa 3 polyp kích thước 1 đến 3 cm.

Đoạn ruột chứa polyp được cac bác sĩ cắt bỏ cho bệnh nhân. Ảnh: Người lao động

Theo BS Cường, ung thư đại trực tràng không còn là án tử và không còn là bức tranh ảm đạm nếu người bệnh tầm soát và điều trị sớm.

"Rất may bệnh nhân không chủ quan với sức khỏe, thăm khám định kỳ, phát hiện polyp ở giai đoạn sớm chưa phát triển thành ung thư nên sau phẫu thuật và điều trị, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. Nếu không phẫu thuật sớm, sau vài năm rất có thể các hạch đã di căn lúc này việc điều trị sẽ tốn kém và khó khăn hơn", BS Cường nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh polyp đại trực tràng, cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Chú ý ăn đủ lượng canxi, ăn nhiều rau quả, ngũ cốc; hạn chế mỡ và rượu, bỏ thuốc lá; thường xuyên luyện tập thể dục và duy trì cân nặng bình thường.

Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng nên làm xét nghiệm gen và đi khám sàng lọc định kỳ. Một số liệu pháp đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc polyp cũng như giảm tỷ lệ polyp tiến triển thành ung thư: liệu pháp hormon, thuốc aspirin, canxi, axit folic và vitamin B6. Tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ.

Polyp trực tràng có nguy hiểm không?

90% polyp trực tràng sẽ phát triển trở thành ung thư.

Polyp trực tràng được định nghĩa là những khối u lồi vào bên trong lòng của trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đây là sự phì đại của biểu mô tuyến quanh một trục liên kết mạch ở trực tràng.

Trên một người có thể chỉ xuất hiện 1 polyp đơn độc hoặc nhiều polyp nhưng riêng biệt. Nguy cơ polyp thoái hóa trở thành ác tính của polyp trực tràng tùy thuộc vào kích thước của chúng.

Nếu các polyp trực tràng có đường kính không quá 5mm, ít có nguy cơ phát triển thành ung thư, nhưng khi polyp có đường kính lớn hơn 20mm, kéo dài khoảng 10 năm, nguy cơ trở thành ung thư là rất lớn (chiếm tới 50%).

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật