Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triều cường lên đỉnh điểm: Người Sài Gòn lại vật vã sống chung với nước

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Theo TTKTTV khu vực Nam Bộ, đợt triều cường này lên cao do rãnh áp thấp, gió mùa Tây Nam khiến nhiều khu vực TP HCM ngập nặng.

(ĐSPL) – Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đợt triều cường này lên cao do ảnh hưởng rãnh áp thấp, gió mùa Tây Nam. Đồng thời tốc độ đô thị hóa quá nhanh cũng khiến nhiều khu vực tại TP HCM ngập nặng vì nước thoát không kịp.

Ghi nhận của VOV, hôm nay 29/10 là lúc triều cường lên cao nhất, với dự báo đỉnh triều tại trạm Phú An là 1,59m (lúc 5h sáng) và 1,57m (lúc 18h30); tại trạm Nhà Bè là 1,61m (lúc 4h sáng) và 1,56m (lúc 17h30) và đến 30/10 bắt đầu hạ dần.

Như vậy, trong đợt triều cường này, nếu đỉnh triều lên đến mức 1,61m là gần chạm kỷ lục cao nhất lịch sử của đợt triều cường xảy ra vào ngày 17/10/2012. Khi đó, đỉnh triều là 1,62 m, khiến nhiều khu vực TP HCM ngập sâu trên diện rộng.

Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đợt triều cường này lên cao do ảnh hưởng rãnh áp thấp, gió mùa Tây Nam. Đồng thời tốc độ đô thị hóa quá nhanh cũng khiến nhiều khu vực tại TP HCM ngập nặng vì nước thoát không kịp.

Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đợt triều cường này lên cao do ảnh hưởng rãnh áp thấp, gió mùa Tây Nam. (Ảnh: VOV)

Trước đó, chiều 28/10, nhiều khu vực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã bị ngập sâu trong nước do ảnh hưởng của đợt triều cường cuối tháng 10 lên cao trên mức báo động III (1,5m).

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, triều cường trong hai ngày tới, sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ở mức trên báo động III. Đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn đạt mức 1,59 m vào tối 28/10.

Hiện TP HCM đã lên kế hoạch ứng phó chi tiết với triều cường, đặc biệt với những khu vực xung yếu. Riêng với các tuyến đường dễ xảy ra ngập nặng, Sở GTVT TP HCM, Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố đã gắn biển cảnh báo; đồng thời bố trí lực lượng để hướng dẫn người dân di chuyển an toàn.

Chống ngập mới chỉ được 10\% yêu cầu

Trước đó báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND thành phố, trong cuộc họp sáng ngày 27/10 bàn về giải pháp chống ngập cho thành phố.

“TPHCM là vùng động lực kinh tế của cả nước, tình trạng ngập úng ở TPHCM không chỉ thiệt hại cho riêng thành phố mà cho cả quốc gia,”.

Theo ông Tín, thành phố sẽ hết ngập khi giải quyết được ba nguyên nhân lớn gồm: điều kiện tự nhiên; biến đổi khí hậu; và công tác quản lý nhà nước. Nếu không đi sâu vào ba nguyên nhân này thì các giải pháp đưa ra sẽ không toàn diện, chống ngập không căn cơ.

Địa hình thành phố Hồ Chí Minh có cao độ trung bình 1,0 mét, bao bọc bởi 3 con sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ với rất nhiều cửa sông rạch nhỏ, gây bất lợi cho thành phố trong việc chống ngập do mưa, triều cường và lũ trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nếu triều cường lên mức 1,5 mét thì 2/3 diện tích thành phố sẽ nằm dưới đỉnh triều; nhưng trong 10 năm gần đây, triều cường luôn vượt đỉnh 1,68 mét.

[mecloud]D9HoruwAxj[/mecloud]

Nguồn video: báo Thanh Niên

Những năm gần đây, mưa có tần suất dày hơn, vũ lượng cao hơn làm cho hệ thống thoát nước của thành phố không thể thoát nước kịp. Trước đây hệ thống cống thoát nước của thành phố chỉ đáp ứng quy mô dân số khoảng 2,5 triệu người mà nay thành phố đã có tới 10 triệu dân, chưa kể khách vãng lai, cho nên hệ thống thoát nước bị quá tải trầm trọng, ông Tín cho biết thêm tại buổi giám sát của HĐND thành phố sáng nay 27-10 về tình hình chống ngập tại thành phố.

Ông Tín khẳng định các công trình thoát nước và chống ngập thực hiện tại thành phố hơn 10 năm qua mới chỉ đáp ứng khoảng 10\% yêu cầu, chỉ xử lý tình thế chứ chưa giải quyết căn cơ chuyện ngập nước nên công việc phía trước còn rất nặng nề.

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM đã đưa ra danh mục một loạt các dự án chống ngập cấp bách giai đoạn 2016 – 2020 với tổng nhu cầu vốn trên dưới 68.000 tỉ đồng.

Các hạng mục lớn cần triển khai đầu tư mới có thể giải quyết căn cơ tình trạng ngập cho thành phố gồm đầu tư cải tạo 3.407 km cống thoát nước, xây 100 hồ điều tiết, nạo vét 5.017 km kênh rạch, xây 12 nhà máy xử lý nước thải, là 10 cống ngăn triều lớn, xây 129 km đê bao bờ hữu và 20 km đê bao ven bờ tả sông Sài Gòn...

Công trình chống ngập không thể kiểu “mỗi ông mỗi khúc”

Theo báo cáo của các sở ngành tại cuộc giám sát của HĐND thành phố cho thấy chỉ riêng việc lên kế hoạch xây dựng ba hồ điều tiết gồm hồ Gò Dưa, hồ Bàu Cát và hồ Khánh Hội đã mất rất nhiều thời gian nhưng tiến độ vẫn bị chậm. Mặc dù ngay từ năm 2013, thành phố bắt đầu lên kế hoạch xây dựng mạng lưới hồ điều tiết giúp giảm ngập.

Người dân ngồi tát nước từ trong nhà ra phố. (Ảnh Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm chống ngập thành phố, vướng mắc khi lập thủ tục xây dựng hồ điều tiết là do thiếu hành lang pháp lý xây hồ điều tiết trong nội đô, tốn gần một năm rưỡi mới xong đề cương dự toán thí điểm xây ba hồ điều tiết nêu trên.

Còn ông Huỳnh Công Hùng, Ủy viên thường trực HĐND thành phố, đề nghị trong thời gian tới, từ các khâu chuẩn bị dự án cho đến đầu tư xây dựng các công trình chống ngập cần được làm đồng bộ hơn chứ không thể kiểu “mỗi ông mỗi khúc” như thời gian qua là quá chậm. "Mưa lũ, thời tiết đâu có chờ đợi chúng ta!", ông nói.

Đức An (Tổng hợp)

Xem thêm video tin tức:

[mecloud]Zdj9lWUZx2[/mecloud]

Tin nổi bật