“9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, sinh con ra mẹ chỉ có một mong ước là con lớn lên khỏe mạnh và phát triển bình thường. Mẹ mong chờ giây phút thiêng liêng được nghe con cất tiếng gọi “mẹ” đầu tiên. 2 tuổi con bi bô được một số từ nhưng không rõ. 3 tuổi con cũng chỉ nói được những từ vô nghĩa, lặp đi lặp lại, mẹ gọi con cũng không có phản xạ gì. Trong khi các bạn bằng tuổi con đã nói cả câu dài rồi. Mẹ lo lắng và thực sự không biết con có làm sao không? khám và điều trị cho con như thế nào đây?”
Hãy tham khảo thông tin dưới đây để có cái nhìn đúng đắn về tình trạng của trẻ và có những can thiệp kịp thời cho trẻ.
Trẻ chậm nói là như thế nào, mẹ cần hiểu rõ
Chậm nói là khả năng nói của trẻ chậm hơn so với mốc phát triển thông thường. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, do đó thời điểm trẻ học nói có thể không giống nhau nhưng thường trẻ sẽ bắt đầu bi bô nói từ 18 tháng. Trẻ sau 2 tuổi chưa nói được từ nào bị xem là trẻ chậm nói. Vậy vì sao trẻ chậm nói?
Thế nào là trẻ chậm nói |
Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?
Do trục trặc trong vòm miệng, biến dạng ở môi, hàm ếch, mép hoặc các vấn đề về vận động cơ miệng hạn chế khiến trẻ khó nói.
Do gia đình hoặc quá cưng chiều, hoặc bỏ bê để trẻ sống trong môi trường thiếu tương tác trong thời gian dài.
Rối loạn tự kỷ hay chậm phát triển vì liên quan tới khả năng nhận thức, trí tuệ, khả năng bắt chước.
Làm sao để nhận biết con chậm nói?
Mẹ cần chú ý các cột mốc độ tuổi quan trọng sau để nhận biết:
Trẻ 12 tháng tuổi
Không nói được “baba” hoặc “mama”.
Không có các cử chỉ như vẫy tay chào
Không phát ra các cặp phụ âm đơn giản như B, M... trong khi nói.
Trẻ 12 - 18 tháng tuổi
Thích dùng cử chỉ hơn là nói.
Không nói được ít nhất 6 từ.
Không chỉ được các phần cơ thể (bụng, đầu, chân..)
Trẻ 18 - 24 tháng tuổi
Không thể kết nối được 2 từ để nói.
Không thể làm theo những chỉ dẫn và mệnh lệnh đơn giản của bạn.
Gặp khó khăn trong việc bắt chước hành động hoặc từ nào đó của người khác.
Trẻ 2 - 3 tuổi
Thiếu nguyên âm.
Không thể nói câu đơn có 2- 4 từ.
Không thể nói ra từ hay câu ngay lập tức khi cần.
Người nhà cũng gặp khó khăn để hiểu những gì trẻ nói.
Trẻ chậm nói có sao không?
Chậm nói có thể chia làm hai dạng :
Chậm nói đơn thuần: Thường do bản thân trẻ gặp khó khăn với ngôn ngữ, môi trường không thuận lợi. Nếu can thiệp bằng các liệu pháp tâm lý và thay đổi môi trường sống cho trẻ thì sau 3 - 6 tháng có thể điều trị dứt điểm chứng chậm nói của trẻ, giúp trẻ hòa nhập và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.
Chậm nói do tự kỷ: Trẻ có những biểu hiện như giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ và có hành vi bất thường. Các phương pháp điều trị giúp trẻ cải thiện khả năng tương tác, hành vi, ngôn ngữ, giúp trẻ ổn định và phát triển trên một nền tảng cơ sở nhất định.
Dù là trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói do tự kỷ cha mẹ cần chú ý để tâm và quan sát những biểu hiện của trẻ và có can thiệp sớm. Bởi:
Trẻ ít nói, vốn từ ít ỏi, trẻ khó diễn đạt bằng lời những suy nghĩ, mong muốn của mình.
Gặp sự chê bai, chế giễu của những đứa trẻ khác khiến trẻ cảm thấy cô đơn, bị cô lập.
Khó duy trì được một cuộc nói chuyện, do đó trẻ khó mà tìm được bạn khi đến tuổi đi học.
Và quan trọng là chậm nói ở trẻ khó mà cải thiện tự nhiên.
Trẻ chậm nói khó hòa nhập với các bạn |
Chính những hậu quả mà chậm nói có thể gây cho trẻ, ba mẹ cần có có hiểu biết ĐÚNG ĐẮN và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này.
Khám cho trẻ chậm nói ở đâu có uy tín?
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện chậm nói, gia đình nên cho bé tới các cơ sở thăm khám để có kết luận chính xác và có định hướng can thiệp sớm với tình trạng của con.
Tại Hà Nội: BV Nhi Trung Ương...
Tại TP Hồ Chí Minh: BV Nhi Đồng 1, BV Nhi Đồng 2 ,Phòng khám nhi đồng Thành Phố...
Điều trị chậm nói ở trẻ
Chậm nói là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ, tình trạng này không chỉ gây ra sự lo lắng, sốt ruột cho các gia đình mà còn hạn chế quá trình giao tiếp và hòa nhập cộng đồng của trẻ. Điều trị như thế nào cho đúng đắn?Cần lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp điều trị phù hợp với từng trẻ.
Âm ngữ trị liệu
Giúp trẻ nói một cách lưu loát.
Giao tiếp bằng cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Phát triển kỹ năng hội thoại, học cách tự điều chỉnh.
Tự giao tiếp mà không cần sư giúp đỡ của người khác.
Lĩnh hội giao tiếp và hiểu được ý của người khác khi tiến hành giao tiếp.
Hoạt động trị liệu
Để bé tham gia nhiều hoạt động nhóm, tạo ra các tình huống bắt buộc trẻ phải nói như rất thích hoặc rất khó chịu vật hoặc điều gì đó. Phân công nhiệm vụ cho bé thành từng mảng nhỏ để bé thực hiện, nếu trẻ không làm được có thể làm mẫu. Kích thích khả năng ngôn ngữ, vui chơi, hòa nhập với nhóm.
Vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt:
Đây cũng là các phương pháp thường được sử dụng nhằm cải thiện các chức năng ngôn ngữ cho trẻ.
Âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, và vật lý trị liệu thường được thực hiện bởi các chuyên viên đã được đào tạo đê thực hiện công việc này với trẻ.
Can thiệp tại nhà cho trẻ chậm nói
Ngoài các phương pháp điều trị trên thì vai trò của ba mẹ và gia đình rất quan trọng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Dạy con chậm nói tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu ba mẹ không có cách dạy hay can thiệp tại nhà đúng cách thì chắc chắn không đem lại hiệu quả cao.
Hát cho con nghe.
Đọc sách, đọc truyện cho con nghe.
Tạo môi trường phát huy khả năng của con.
Không bắt chước ngôn ngữ của con.
Ba mẹ hãy nói chuyện với con nhiều hơn.
Diễn tả thành lời những việc bạn làm: Giúp con mở rộng vốn từ.
Hãy trả lời con: Giao tiếp bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng điệu bộ cơ thể với bạn.
Sử dụng các sản phẩm bổ não có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường khả năng vùng ngôn ngữ giao tiếp ở trẻ.
Vương não khang – Hỗ trợ trẻ chậm nói |
Nuôi con là cả một hành trình hạnh phúc nhưng cũng đầy khó khăn, vất vả đặc biệt đối với gia đình có trẻ chậm nói. Không phải ai cũng có đủ sự kiên trì và nỗ lực trong một thời gian dài để cải thiện tình trạng của con. Can thiệp dần từng bước một,cần phải hiểu kỹ tình trạng của con bạn, tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra và lựa chọn phương pháp điều trị và can thiệp phù hợp nhất với trẻ.
Trên đây là nội dung chia sẻ những thông tin cần thiết về trẻ chậm nói dành cho các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng. Nên nhớ rằng: CON LÀ TẤT CẢ ĐỐI VỚI CHA MẸ, SINH CON VẤT VẢ MỘT, NUÔI DƯỠNG VÀ DẠY CON VẤT VẢ MƯỜI. Nhận biết sớm tình trạng của con, can thiệp cho con đúng thời gian “ Vàng ” là một trong những yếu tố quyết định thành công của quá trình can thiệp. THIẾU QUAN TÂM CÓ THỂ LÀM LỠ NHỊP TƯƠNG LAI CON.
Nếu còn vấn đề gì THẮC MẮC, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được TƯ VẤN và HỖ TRỢ miễn phí.
Kim Thoa
--------------------
Thông tin hữu ích:
Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não đặc hiệu hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho con là điều cần thiết trong quá trình thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và ghi nhận kết quả hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:
► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu
► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.
► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ
Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959) – 2015.