Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tranh chấp Biển Đông: Năng lượng hay chủ quyền?

(DS&PL) -

Nếu năng lượng là động lực chính, các cuộc tranh chấp sẽ dễ dàng giải quyết hơn vì các nguồn năng lượng là có thể chia sẻ nhưng chủ quyền thì không.

Nếu năng lượng là động lực chính, các cuộc tranh chấp sẽ dễ dàng giải quyết hơn vì các nguồn năng lượng là có thể chia sẻ nhưng chủ quyền thì không.

Philippines tin chắc sẽ thắng trong vụ kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo trang web Foreign Policy, nên xem tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông qua lăng kính chủ quyền chứ không phải là năng lượng.
Khi Trung Quốc đối đầu với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng khác trên vùng biển tranh chấp, đánh giá chung cho rằng tài nguyên thiên nhiên là động lực khiến Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Đông. Việc đưa giàn khoan 981 của Trung Quốc vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền gần quần đảo Hoàng Sa - một hành động chưa từng có của Trung Quốc - càng củng cố quan điểm cho rằng năng lượng là mục tiêu chính của những tranh chấp này.
Tuy nhiên, theo Foreign Policy, việc theo đuổi dầu khí ở Biển Hoa Đông và Biển Đông chỉ đơn giản là một biểu hiện của một cuộc xung đột cơ bản hơn về chủ quyền trong khu vực. Trung Quốc thực hiện chiến lược đã chiều để khẳng định sự thống trị của mình đối với các khu vực biển tranh chấp như tăng cường khả năng quân sự, nghiên cứu cơ sở lịch sử để ủng hộ các tuyên bố của Trung Quốc, thực hiện các hoạt động ngoại giao để ngăn các nước Đông Nam Á đoàn kết chống Trung Quốc. Một chiến thuật Trung Quốc hay sử dụng gần đây để khẳng định chủ quyền thông qua các hoạt động bình thường trong khu vực tranh chấp như  tìm kiếm năng lượng và xây dựng hạ tầng.
Tại sao năng lượng không phải là động lực chính cho tranh chấp? Cụm từ “giàu tài nguyên” đã được sử dụng nhiều để mô tả Biển Đông nhưng sự thật là ít có các hoạt động thăm dò tại các khu vực tranh chấp xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên thực sự là không có cách nào để biết được là có bao nhiêu dầu khí nằm dưới đáy biển. Báo cáo năm 2013 của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) có nêu “khu vực tranh chấp Biển Đông ít khả năng có tài nguyên dầu khí”.
Là nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, Trung Quốc muốn phát triển các nguồn năng lượng toàn cầu. Do tính chất của thị trường năng lượng toàn cầu, bất kỳ nguồn năng lượng được phát triển đều góp phần làm tăng cung cấp năng lương toàn cầu lớn hơn và giảm giá tiền mua năng lượng tiêu dùng. Điều này có lợi trực tiếp cho Trung Quốc với vị trí là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Nói cách khác, nếu năng lượng là mối quan tâm thực sự của Bắc Kinh, ngăn cản các quốc gia phát triển các nguồn tài nguyên dầu khí của họ  là tự hại mình. Có nhiều cách dễ dàng hơn để mua năng lượng trong thế kỷ 21 hơn là việc chiếm lãnh thổ hoặc bắt đầu xung đột với các nước láng giềng.
Trung Quốc không phải là nước nghèo tài nguyên: Trung Quốc là nhà sản xuất dầu lớn thứ tư thế giới, có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Châu Á và trữ lượng khí đá phiến lớn nhất thế giới. Việc Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới là do nhu cầu lớn trong nước. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có thể tự cung cấp 90\% nhu cầu năng lượng.
Phát triển các nguồn tài nguyên của Biển Đông hay Biển Hoa Đông sẽ hầu như không thay đổi tình hình năng lượng của Trung Quốc. Trung Quốc là động lực chính cho sự tăng trưởng về nhu cầu năng lượng và hầu hết các nguồn năng lượng mới được khai thác đều chủ yếu là cho Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc không cần phải gây chiến để đảm bảo nguồn cung năng lượng. Đơn giản là Trung Quốc có thể mua từ các nhà cung cấp trên thị trường toàn cầu.
Từ đó có thể thấy tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc là về chủ quyền chứ không phải là năng lượng. Nếu năng lượng là động lực chính, các tranh chấp này sẽ dễ dàng hơn nhiều vì các nguồn năng lượng là có thể chia sẻ nhưng chủ quyền thì không. Vì vậy nên xem tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông qua lăng kính chủ quyền chứ không phải là năng lượng. Chỉ như vậy thì mới thấy rõ lý do hơn tại sao các nỗ lực khai thác chung nhiều khả năng sẽ thất bại.

Tin nổi bật