Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trải nghiệm tình và đời trong thơ Lương Đình Khoa

(DS&PL) -

(ĐSPL) - 30 tuổi với 3 tập thơ đầu tay, cùng rất nhiều tản văn, truyện ngắn được in trong các báo và tạp chí, Lương Đình Khoa đang trở thành cái tên “hot” với giới trẻ.

(ĐSPL) - 30 tuổi với 3 tập thơ đầu tay cùng rất nhiều tản văn, truyện ngắn được in trong các báo và tạp chí, Lương Đình Khoa đang trở thành cái tên “hot” với giới trẻ, nhất là khi anh vừa “trình làng” tập thơ mới: “Ai rồi cũng phải học cách quên đi một người”.

Có duyên với văn chương từ khi còn rất sớm

Là một nhà thơ thuộc thế hệ 8X, ngay từ rất sớm Lương Đình Khoa đã có cho mình một vốn liếng văn chương khá đồ sộ. Anh trưởng thành từ báo Thiếu niên Tiền phong, chương trình văn nghệ thiếu nhi của Đài TNVN, với những trang viết đầu tiên năm học lớp 8, cho đến hết cả thời học sinh, là Bút trưởng của Bút nhóm Hương Nhãn – một Bút nhóm sáng tác văn học của tỉnh Hưng Yên được đông đảo bạn đọc trẻ cùng thời mến mộ.

Tôi gặp Lương Đình Khoa lần đầu trong cái nắng chói chang của Hà Nội, anh xuất hiện giản dị và trò chuyện thân mật. 

 

Bìa sách: "Ai rồi cũng phải học cách cố quên đi một người".

 

Chào Lương Đình Khoa, được biết anh “bén duyên” với văn chương từ khi còn rất sớm, vậy anh có thể cho biết, niềm đam mê ấy bắt đầu từ đâu?

Khi còn học trung học, tôi có sở thích đọc thơ, mà mỗi lần đọc đều mang đến cho mình cảm giác rất mới lạ, cả niềm khao khát sáng tạo và đam mê. Có lẽ đó là lúc tôi đã nuôi dưỡng tình yêu đối với văn chương nghệ thuật. Cho đến năm học lớp 8, những trang viết đầu tiên của tôi xuất hiện trên báo Thiếu niên Tiền phong, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc và trau dồi hơn với ngôn ngữ, tình yêu với văn chương vì thế mà nhân lên gấp bội.

Là một sinh viên trường Báo, liệu anh có gặp khó khăn gì khi dấn thân vào nghề lâu nay không còn được ưa chuộng?

“Với tôi, con người phải giữ được lửa trong niềm đam mê của mình thì mới có thể vượt lên được những khắc nghiệt của nghề nghiệp. Bởi vốn dĩ, không có nghề nào được ưa chuộng cả, chỉ là cách nhìn nhận của bản thân về nó mà thôi.”

Nhà thơ 8X Lương Đình Khoa đang gặt hái được khá nhiều thành công.

 

Được biết, cuốn sách mới "Ai rồi cũng phải học cách cố quên một người" đang nhận được sự ủng hộ rất lớn từ giới trẻ, anh có thể cho biết đâu là nguồn cảm hứng để tập thơ ra đời?

Dường như trong cuộc sống này, nhất là trong tình yêu, con người ta càng yêu nhiều, càng kỳ vọng nhiều, càng dễ thấy lòng mình nhói đau, hụt hẫng... Vào google gõ "Ai rồi cũng phải học cách cố quên đi một người", trong 0,19 giây cho hơn 16.700.000 kết quả. Gõ "Yêu thương quá nhiều sẽ hóa những niềm đau", trong 0,32 giây, cho 728.000 kết quả. Gõ "Ai trong lòng cũng giấu những khoảng không nhau", trong 0,24 giây, cho 7.210.000 kết quả… (Và cả 3 bài nội dung tìm kiếm này là tiêu đề của 3 bài thơ xuất hiện trong tập "Ai rồi cũng phải học cách cố quên đi một người")

Có lẽ vì vậy mà "Ai rồi cũng phải học cách cố quên đi một người" hy vọng sẽ được các bạn trẻ coi đó là một bờ vai, một vòng tay ôm lấy những tâm hồn cô đơn, ru lòng dịu lại, bình yên, thôi muộn phiền, giông bão. 

Mỗi bài thơ là sự lượm lặt cảm xúc, bộn bề những niềm vui, nỗi buồn. Vậy nó có đến từ chính những tâm trạng, hoàn cảnh của anh, ví thử như những lần yêu rồi đổ vỡ?

Từng câu chữ ở tập thơ này tôi viết ra đơn thuần chỉ là những dòng cảm xúc ngẫu hứng, có thể cho chính câu chuyện của tôi, có thể cho những câu chuyện của anh em, bạn bè, hay của một người qua đường lạ xa nào đó vô tình tôi bắt gặp.

 

Lương Đình Khoa và những trải nghiệm tình và đời.

 

Khi gặp anh, người ta dễ ấn tượng với chàng trai nhỏ nhắn, hoạt bát, hay cười nhưng mỗi dòng thơ của anh đều trăn trở, day dứt, cô đơn giữa cuộc sống náo nhiệt đến vô cảm. Vậy đâu là con người thật của anh, bên ngoài hay trong sách vở?

 

Tôi coi thơ là những trang nhật ký trải lòng mình, lòng người. Nên cuộc sống dù có cô đơn, chênh vênh, mệt mỏi, thì vẫn gắng gượng vượt qua nó, vượt lên nó, tự mỉm cười với mình, với đời.

Qua tập thơ anh muốn gửi gắm điều gì đến với giới trẻ trong cả nước?

Ai rồi cũng phải học cách quên đi một người” không đơn thuần chỉ là những nhớ quên chập chờn của yêu, của tình cảm đôi lứa, mà nhìn rộng ra, đó còn là yêu thương, những khoảnh khắc vui buồn có thể dễ dàng tìm thấy qua tháng qua năm của cả một đời người…

Tôi không mong bài thơ nào cũng được yêu thích, câu thơ nào cũng được gọi là tình, là hay, mà chỉ hy vọng một điều rằng: Bạn hãy cứ dạo chơi, đi hết 5 nét vẽ (yêu - tình - tình ca tháng - cô đơn - như một lời chia tay) của bức tranh tình và đời này qua góc nhìn, qua xúc cảm của một người  trẻ (vẫn tự ví mình là: Màu của lãng quên;  là cơn mưa rơi khắp thế gian, rơi cho thế gian nhưng không ướt nổi lòng mình). Rồi, chỉ cần vào một khoảnh khắc nào đó, bạn bất chợt nhớ tới một câu thơ, một tâm trạng, một xúc cảm từ bức tranh nho nhỏ mang tên “Ai rồi cũng phải học cách quên đi một người”, âu cũng đã lấy làm hạnh phúc và ấm lòng!

Vậy sau “Ai rồi cũng phải học cách cố quên đi một người”, anh có ấp ủ cho mình những dự định gì mới?

Tôi vẫn sẽ tiếp tục viết những đam mê, trải lòng mình trên trang giấy. Tiếp tục tìm kiếm và phác họa những chân dung cuộc sống, đặc biệt là góc khuất trong nội tâm của giới trẻ. Thử nghiệm những thứ mới lạ luôn là điều tôi nung nấu khi cầm bút.

Cảm ơn anh, chúc anh ngày càng thành công với niềm đam mê sáng tạo!

Tin nổi bật