Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TP.HCM: Công an cảnh báo chiêu lừa đảo mới nhất, người dân cẩn trọng trước cuộc gọi "lạ"

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Ngày 17/3, phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP HCM vừa phát đi thông báo về một kiểu lừa đảo.

Theo đó, chỉ một thời gian ngắn sau khi Bộ Công an triển khai việc cấp tài khoản định danh điện tử, đã xuất hiện những kiểu lừa đảo với chiêu bài kiểm chứng thông tin.

Cụ thể, thông qua câu chuyện cấp, xác thực tài khoản Định danh điện tử, các đối tượng tự xưng là công an sẽ đọc chính xác tên, số định danh, ngày tháng năm sinh (dữ liệu này của nạn nhân đã bị lộ, lọt trên mạng do nhiều nguyên nhân) để yêu cầu nạn nhân thực hiện nhiều điều. Ví dụ như yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào webstie giả mạo giao diện cơ quan nhà nước để điền thông tin cá nhân, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP gửi về số điện thoại...

Cảnh giác lừa đảo khi cấp tài khoản định danh điện tử.

Sau đó, đối tượng dùng những thông tin trên đăng nhập các ứng dụng ngân hàng online, momo, zalopay... của nạn nhân rồi chiếm đoạt tài sản.

Công an TP.HCM cho biết việc cấp số định danh điện tử thì người dân cần liên hệ trực tiếp cơ quan Công an cấp huyện, thành phố, tỉnh để thực hiện theo quy trình. 

Để tránh bị lừa, công dân cần chủ động không nghe hoặc cúp máy trong trường hợp nghi ngờ cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khai thác thông tin cá nhân. Do vậy mọi người tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác qua điện thoại, mạng đi động; không đăng tải thông tin cá nhân lên các trang mạng xã hội. Đồng thời lưu số điện thoại đường dây nóng của chính quyền địa phương, công an cấp xã trong danh bạ sẽ giúp ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống; chủ động gọi điện cho công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để kiểm chứng lại thông tin.

Theo Quyết định 34/2021 ngày 8/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên được đăng ký tài khoản ĐDĐT thông qua ứng dụng ĐDĐT. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản ĐDĐT của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật