Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TP.HCM kiến nghị được tự ra đề thi tốt nghiệp THPT

(DS&PL) -

TP.HCM nêu ra nêu hàng loạt kiến nghị đặc thù của thành phố với bộ GD&ĐT, trong đó có đề xuất được tự chủ tổ chức thi tốt nghiệp THPT.

Chiều 25/4, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác của bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với Thành ủy, UBND TP.HCM và các sở, ban, ngành của thành phố về công tác giáo dục, đào tạo và định hướng phát triển nguồn nhân lực của thành phố.

Bộ GD&ĐT làm việc với lãnh đạo TP.HCM và các ban ngành để tháo gỡ các khó khăn về giáo dục tại TP.HCM. Ảnh: PLO

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND.TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thời gian qua dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp và gây tổn thất nặng nề về mọi mặt nhưng TP.HCM đã cố gắng hoàn thành mục tiêu kép vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch vừa hoàn thành kế hoạch năm học. Sử dụng mọi nguồn lực để đảm bảo duy trì dạy và học cho học sinh.

Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tính đến hết năm 2021 TP đã hoàn thành công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó có 945 giáo viên cốt cán và 100 % giáo viên đại trà ở các cấp học.

TP.HCM đã thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non phổ thông, đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông.

TP.HCM cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học quản lý giáo dục, đẩy mạnh cải cách hành chính vì giáo dục đào tạo đồng thời tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng và các hoạt động tạo hoạt động đào tạo.

Tờ Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời ông Đức cho biết, TP.HCM cũng đã đặt ra chín mục tiêu từ nay đến năm 2025 và các giải pháp cụ thể để thực hiện. Cụ thể như đến năm 2025, thành phố phấn đấu đạt 300 phòng học/một vạn dân trong độ tuổi đi học. Đến năm 2025, 80% trường tiểu học, 60% trường THCS và 80% trường THPT tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Bên cạnh đó, 90% trẻ từ ba tuổi được học mẫu giáo; 99,8% người dân tại TP.HCM trong độ tuổi 19 đến 60 biết chữ; 90% giáo viên mầm non tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, 95% giáo viên tiểu học, THCS và 100% giáo viên THPT có trình độ cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên….

Tuy nhiên, ông Đức cũng nêu ra nhiều khó khăn, hạn chế của thành phố làm ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục của thành phố. Do đó, TP.HCM nêu ra nêu hàng loạt kiến nghị đặc thù của TP HCM với bộ GD&ĐT.

Theo Người lao động, TP.HCM kiến nghị bộ GD&ĐT giao thành phố cơ chế đặc thù để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. UBND thành phố sẽ chịu trách nhiệm toàn diện, thực hiện tất cả khâu tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương. Đề thi do sở GD&ĐT tự xây dựng theo quy định của quy chế thi, bảo đảm đúng cấu trúc, định dạng đề thi do bộ GD&ĐT ban hành.

TP.HCM kiến nghị được tự chủ tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa

Tờ Vnexpress cho hay, đề xuất tự xét, công nhận tốt nghiệp THPT bằng kỳ thi riêng được TP.HCM lần đầu đưa ra năm 2016. Lúc đó, bộ GD&ĐT không đồng ý đề xuất của TP.HCM với lý do đề án chưa xây dựng xong.

Một năm sau, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP.HCM khi đó, giao ngành giáo dục thành phố nghiên cứu, triển khai ý tưởng này.

Năm ngoái, TP.HCM tiếp tục đề xuất bộ giao quyền cho các tỉnh thành tự kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT. Sau đó, bộ sẽ định kỳ tổ chức, đánh giá chất lượng giáo dục các địa phương.

Giao quyền tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT cho địa phương từng được nhiều người đề xuất, nhất là trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, để tổ chức kỳ thi chung trên cả nước cùng một thời điểm là rất khó.

Nhiều chuyên gia nhận định, đề xuất này phù hợp với Luật Giáo dục hiện hành, quy định, học sinh hoàn thành chương trình THPT, đủ điều kiện thì được dự thi, đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Điểm mở của quy định này là không nói rõ kỳ thi cần triển khai ở cấp quốc gia hay cấp tỉnh, nên bộ có thể giao việc tổ chức cho các địa phương.

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện nay, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, đề thi và lịch thi hiện do bộ GD&ĐT chủ trì, thống nhất trên cả nước.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật