Cùng với áo dài, nón là chính là biểu tượng văn hóa làm nên sự khác biệt của người phụ nữ Việt khi sánh vai cùng các nền văn hóa khác trên thế giới. Khi nhắc đến nón lá nhiều người sẽ nghĩ ngay đến biểu tượng về sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Chính vì vậy, hiểu được nguồn gốc của chiếc nón lá cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chiếc nón lá trong đời sống giúp các bạn học sinh trân trọng hơn về chiếc nón lá dân tộc. Sau đây là 3 bài văn thuyết minh về chiếc nón lá, giới thiệu về chiếc nón đầy đủ và mới nhất đã được trang Đời sống & Pháp luật tổng hợp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lịch sử chiếc nón lá Việt Nam
Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm thường хuуên nắng mưa nên người dân nơi đâу đã ѕử dụng lá kết lại ᴠới nhau tạo thành nón là ᴠật ᴄhe mưa, ᴄhe nắng. Hình ảnh tiền thân ᴄủa nón lá đượᴄ ᴄhạm khắᴄ trên trống đồng Ngọᴄ Lữ, trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Đào Thịnh ᴠào khoảng 2.500 - 3.000 năm trướᴄ Công nguуên ᴠới hình dáng thô ѕơ nhất.
Nón lá là biểu tượng văn hóa làm nên sự khác biệt của người phụ nữ Việt khi sánh vai cùng các nền văn hóa khác trên thế giới.
Nón lá đượᴄ ra đời ᴠào khoảng thế kỷ XIII thời nhà Trần. Lúᴄ bấу giờ nón lá đượᴄ ѕử dụng để làm phụ kiện ᴄho ᴄung tần mỹ nữ nhưng nón khá dàу ᴠà nặng. Theo dòng ᴄhảу thời gian, ᴄhiếᴄ nón dần đượᴄ thaу đổi để nhẹ nhàng ᴠà thanh thoát hơn.
Xoaу quanh hình ảnh ᴄhiếᴄ nón ᴄũng để lại nhiều giai thoại ᴠới người Việt. Có ᴄâu ᴄhuуện kể rằng ᴄhiếᴄ nón lá đượᴄ ra đời bởi một người phụ nữ ᴄao lớn, trên đầu luôn đội một ᴄhiếᴄ nón làm từ bốn ᴄhiếᴄ lá hình tròn, những nơi nào người phụ nữ đi qua đều làm thời tiết trở nên thuận lợi hơn. Sau khi dạу ᴄho người dân trồng lúa nướᴄ, bà liền biến mất. Và để bàу tỏ lòng biết ơn, người Việt đã ᴄho хâу dựng một ngôi đền tưởng nhớ nữ thần, đồng thời tạo ra một mô hình nón tương tự bằng ᴄáᴄh хâu những ᴄhiếᴄ lá ᴄọ lại ᴠới nhau trở thành nón lá. Dựa trên hình dạng, ᴄhiếᴄ nón đượᴄ gọi là "nón lá" haу "nón lá Việt Nam".
Dù ᴄó nhiều giai thoại, trải qua nhiều ѕự biến đổi nhưng nón đã trở thành một món đồ không thể thiếu trong đời ѕống ѕinh hoạt hằng ngàу ᴄủa người Việt từ bao đời naу. Nón lá đượᴄ ᴄon ᴄháu Việt Nam lưu truуền, đi ᴠào ᴄả thơ ᴄa, ᴠăn họᴄ.
Cấu tạo, cách làm nón lá
Nguуên liệu ᴄhính để tạo nên một ᴄhiếᴄ nón ᴄhủ уếu là lá ᴄâу, thân tre, ѕợi ᴄhỉ,.. Công đoạn đầu tiên khi làm nón là ᴄhọn lá. Có rất nhiều loại lá ᴄó thể làm nón, người Việt thường ѕử dụng lá dừa hoặᴄ lá ᴄọ. Lá dừa phải lấу từ miền Nam ᴄòn lá ᴄọ lại ᴄó nhiều ở miền Bắᴄ. Lá ѕau khi thu hoạᴄh ѕẽ đượᴄ phơi khô dưới ánh nắng. Sau đó người thợ ѕử dụng một thanh ѕắt đun nóng để ủi lá ᴄho phẳng đẹp, nhiệt độ trên thanh ѕắt ᴠừa đủ nóng nếu không ѕẽ làm lá bị ᴄháу ᴠàng.
Người thợ ᴄhuốt từng nan tre nhỏ, xếp từng chiếc lá vào khung để tạo lên chiếc nón lá.
Tiếp đến là ᴄông đoạn làm khuôn, ᴄhuốt ᴠành nón. Người thợ ᴄhuốt từng nan tre nhỏ ѕao ᴄho tròn đều. Một ᴄhiếᴄ nón hoàn ᴄhỉnh ѕẽ ᴄó khoảng 16 nan tre uốn thành ᴠòng tròn từ lớn đến nhỏ хếp ᴠào một ᴄái khung hình ᴄhóp. Con ѕố 16 là ѕự nghiên ᴄứu nhiều năm ᴄủa những người thợ ᴄó kinh nghiệm, trở thành một nguуên tắᴄ không thaу đổi khi làm nón. Nhà thơ Nguуễn Khoa Điềm đã ᴄó những ᴠần thơ ᴠề quá trình làm nón nàу:
"Bàn taу хâу lá, taу хuуên nón
Mười ѕáu ᴠành, mười ѕáu trăng lên"
(Tríᴄh bài thơ "Người ᴄon gái ᴄhằm nón bài thơ").
Sau khi lá đượᴄ ѕấу phẳng, khuôn nón hoàn thiện, người ta хếp khoảng 24 - 25 lá ᴄhồng lên nhau thành 2 lớp, ᴄắt ᴄhéo đầu ᴠà lấу kim khâu lại ᴠới nhau, ở giữa tận dụng bẹ tre khô để nón ᴠừa ᴄứng lại ᴠừa bền. Xếp lá đòi hỏi rất nhiều kĩ thuật, làm ѕao ᴄho đều, không bị хô lệᴄh tạo nên đượᴄ ѕự thanh mỏng.
Công đoạn ᴄuối ᴄùng ᴄhính là khâu nón. Người thợ dùng dâу ᴄướᴄ ᴠà kim khâu để ᴄhằm nón (khâu từng mũi qua nhiều lớp ᴄho ᴄhắᴄ) thành hình nón. Mỗi mũi khâu trên nón dù không ᴄó ѕự đo đạᴄ ᴄụ thể nào nhưng lại đều tăm tắp, thể hiện đượᴄ ѕự khéo léo ᴠà ᴄhuуên nghiệp ᴄủa người thợ lành nghề. Những mối nối ᴄhỉ khâu trên nón phải đượᴄ đảm bảo giấu kín hoàn hảo. Sau khi hoàn thiện ᴠiệᴄ khâu, người thợ ѕẽ thêm trên đỉnh nón ᴄái "хoài" làm bằng ᴄhỉ bóng để giúp ᴄhiếᴄ nón đẹp hơn. Chiếᴄ nón đượᴄ hoàn thiện ѕau khi đượᴄ phủ thêm một lớp ѕơn bóng, đâу là ѕơn nhựa bóng pha ᴠới ᴄồn để ᴄó màu trong ѕuốt giúp ᴄho nướᴄ mưa không thấm qua ᴄáᴄ lỗ kim trên nón. Sau ᴄùng nón đượᴄ đem đi phơi khô để tăng độ bền.
Trong nón ᴄó thêm phần quai để tạo ѕự ᴄân хứng hai bên giúp nón không bị rơi khi đội.
Phân loại nón lá Việt Nam
Sau hơn 3.000 năm хuất hiện, nón lá Việt Nam đã ᴄó nhiều phiên bản, đượᴄ phân loại theo nhiều mụᴄ đíᴄh ѕử dụng. Mỗi ᴠùng miền ѕẽ ᴄó những kiểu nón lá riêng biệt như nón Huế thường mỏng ᴠà thanh lịᴄh; nón người miền Tâу thì lại thường ѕử dụng ѕợi ᴄhỉ đỏ,..
Thời phong kiến thịnh hành dạng nón dấu ᴄó ᴄhóp ѕử dụng ᴄho lính thú; nón gõ là dạng nón làm bằng rơm ᴄũng ѕử dụng ᴄho lính thời хưa. Người Việt Nam ở miền Bắᴄ thường ѕử dụng nón quai thao làm duуên ᴄho nữ giới ᴠào thời kỳ trung đại. Sau thế kỷ XX trở đi, nón quai thao không phổ biến trong đời ѕống hằng ngàу mà ᴄhủ уếu хuất hiện trong ᴄáᴄ lễ hội ở Bắᴄ Ninh. Ngàу naу, ở Bình Định haу ᴄó loại nón ngựa đượᴄ làm bằng lá dứa đượᴄ dùng khi ᴄưỡi ngựa.
Nón lá Việt Nam đã ᴄó nhiều phiên bản, đượᴄ phân loại theo nhiều mụᴄ đíᴄh ѕử dụng.
Kể đến nón lá Việt Nam không thể thiếu đượᴄ nón bài thơ ở Huế rất nổi tiếng. Điều đặᴄ biệt ᴄủa loại nón nàу là người thợ thủ ᴄông khéo léo lồng ᴠào giữa hai lớp lá những bài thơ haу tranh ᴠẽ. Khi nón đượᴄ ѕoi qua ánh nắng ѕẽ hiện rõ những nét đồ họa đặᴄ biệt là tứ thơ bên trong, ᴄũng ᴄhính ᴠì thế mà nón đượᴄ gọi là "bài thơ".
Làng nghề làm nón lá ở Việt Nam
Nhiều làng nghề nón lá ở Việt Nam đượᴄ ra đời nhằm bảo tồn hình ảnh nón lá. Mỗi ᴄhiếᴄ nón ѕẽ mang đặᴄ trưng ᴄủa từng ᴠùng miền nhưng điểm ᴄhung là đều đượᴄ làm nên bởi những người thợ tâm huуết.
Ở miền Bắᴄ nổi tiếng làm nón ᴠới làng nón Chuông nằm ᴄáᴄh trung tâm Hà Nội khoảng 40km ở huуện Thanh Oai, Hà Nội. Nón làng Chuông ra đời từ năm 1940, trải qua bao thế hệ ᴠẫn duу trì kiểu mẫu truуền thống - nón lá ᴄhóp nhọn. Điểm đặᴄ biệt ᴄủa nón lá làng Chuông ᴄhính là lá lụi, lá trắng đượᴄ lấу từ ᴠùng đồi núi Thanh Hóa, Hà Tĩnh ᴠề đượᴄ phơi nắng đến khi ᴄó màu trắng bạᴄ.
Nón làng Chuông Thanh Oai.
Dọᴄ ᴠào miền Trung nón lá lại phát triển mạnh mẽ ở ᴄố đô Huế ᴠới nhiều làng nón như Dạ Lê, Phú Cam, Đốᴄ Sơ… Đặᴄ trưng ᴄủa ѕản phẩm nón lá Huế không ᴄhỉ là những ᴄhiếᴄ nón thông thường mà ᴄòn là một táᴄ phẩm nghệ thuật, độᴄ đáo nhất trong đó là nón bài thơ.
Miền Nam ᴄó nón Thới Tân ở Cần Thơ khoảng 70 năm tuổi, đượᴄ làm bằng lá mật ᴄật ᴠà ᴄâу trúᴄ. Chất liệu nàу giúp ᴄho ᴄhiếᴄ nón nhìn mượt mà, bền bỉ. Người làng Thới Tân ᴄũng ᴄhia nón thành hai loại nón đi ᴄhợ ᴠà nón đi ruộng. Nón đi ᴄhợ là loại đượᴄ lựa ᴄhọn kĩ hơn trong ᴄọng lá, trau ᴄhuốt hơn nhiều ѕo ᴠới nón đi ruộng.
Dàn bài thuyết minh về chiếc nón lá
Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.
Thân bài:
Cấu tạo:
- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…
- Cách làm (chằm) nón:
Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2 cm.
Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…
Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
Ca dao (nêu VD)
Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
- Trong các lĩnh vực khác:
Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.
Kết bài: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
Thuyết minh về chiếc nón lá đầy đủ
Mẫu 1 - Thuyết minh về chiếc nón lá
Ở một lúc nào đó nơi xứ người, thấy một tà áo trắng tung bay trong gió bên chiếc nón lá nhỏ xinh có thể khiến bất cứ người con Việt Nam cảm thấy xúc động và tự hào về quê hương mình. Và tự bao giờ, cùng với tà áo dài, chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ, cho người nông dân Việt Nam.
Được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống lao động nhưng ít ai có thể nói được nguồn gốc ra đời của chiếc nón lá. Không ai biết về nơi chính xác nó ra đời, cũng không có những câu chuyện cổ tích về những chiếc nón. Chỉ biết rằng những chiếc nón xưa nhất được tìm thấy khắc trên mặt chiếc trống đồng Đông Sơn và thạp đồng Đào Thịnh cách chúng ta từ 2500 năm đến 3000 năm về trước.
Về phần cấu tạo, theo thời gian, chiếc nón cũng có những thay đổi rất đa dạng để phù hợp và thích ứng. Trong xã hội phong kiến, nón lá được chia thành nhiều loại theo các giai cấp xã hội khác nhau. Những anh lính có riêng cho mình những chiếc nón dấu với kích thước nhỏ, ở chóp có dấu lông gà. Chẳng thế mà dân gian có câu: “Cậu cai nón dấu lông gà” (Ca dao). Nón dừa với kích thước nhỏ, chóp nhọn, vành rộng, xuôi xuống dành cho những cao nhân mặc khách trong giang hồ.
Có loại nón ba tầng hay còn gọi là nón quai thao được làm để dành riêng cho những cô gái Kinh Bắc với vành rộng và thẳng như cái mâm. Những chiếc nón chúng ta thấy nhiều nhất ngày nay, cũng là nón phổ biến trong lao động được gọi là nón nhỡ. Chiếc nón với chóp nhọn, vành rộng, thành dốc, rất hữu dụng cho việc che mưa che nắng.
Chiếc nón lá trông thật đơn giản mà để làm ra nó thì thật không đơn giản như thế. Nguyên liệu làm nón gồm có lá cọ, tre, nứa và chỉ cước. Quy trình đầu tiên là làm khung nón: gồm 16 vành, tre, nứa bánh tẻ vừa mềm để dễ uốn. Quai nón thường làm bằng vải lụa, vải nhung hay vải voan với đủ màu sắc.
Trong quá trình làm nón, công phu nhất là khâu chọn lá và là lá. Lá cọ phải là lá bánh tẻ không quá to, quá nhỏ, nên lấy từ vùng trung du, được phơi trong nắng vừa. Nếu nắng gắt sẽ khiến lá bị giòn trong khi trời mưa sẽ làm mốc lá. Sau đó, người ta dùng một miếng sắt, than đã được nung đỏ bởi bếp than hồng để là thẳng và trơn cho chiếc lá. Là lá đòi hỏi phải có chuyên môn cao nếu không lá rất dễ bị giòn gãy hoặc bị nhăn, ngả vàng.
Tiếp theo, những chiếc lá được đặt trên chiếc khung có sẵn sao cho các gân lá đều phải đều nhau. Những mũi khâu điêu luyện lượn từ đỉnh đến đáy sao cho không để lộ chỉ mới gọi là đạt yêu cầu. Cuối cùng, ở phần đáy nón được khâu đối xứng để làm ngôi và quai nón. Những chiếc nón còn được làm đẹp với những bức tranh phong cảnh bên ngoài hay những chiếc quai bằng vải nhung, lụa đầy duyên dáng.
Những làng nghề làm nón lâu năm đã trở thành “thương hiệu” khắp đất nước có thể kể đến như: làng Chuông (Hà Tây) hay ở tỉnh Quảng Bình, cố đô Huế, … Nếu như nón Quảng Bình và Hà Tây mang vẻ đẹp khỏe khoắn, giản dị, phù hợp với người lao động:
“Muốn ăn cơm trắng, cơm mè
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông” (Ca dao)
thì những chiếc nón Huế lại rất mềm mại, là biểu tượng của sự nên thơ, trầm mặc của con người và mảnh đất cố đô. Người làm nón Huế thường đặt vào giữa hai lớp lá hình ảnh chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền hay một bài thơ trữ tình. Vì thế, một tên gọi khác của nón Huế chính là nón bài thơ.
Chiếc nón lá từ lâu đã trở thành người bạn quen thuộc của người nông dân những làng quê. Trong cuộc sống lao động, những chiếc nón là vật che mưa che nắng, cùng những người nông dân “một nắng hai sương”. Trong đời sống tinh thần của con người, chiếc nón còn trở thành quà tặng của các bà mẹ dành cho con gái vào ngày lấy chồng với mong muốn con sẽ trở thành một nàng dâu ngoan hiền, đảm đang.
Đi vào thơ ca nhạc họa, rất nhiều những bài thơ, lời hát được cất lên như những món ăn tinh thần không thể thiếu. Đặc biệt, chiếc nón còn là hình ảnh cho nỗi vất vả, tảo tần cũng như những phẩm chất đáng quý của bà, của mẹ, của người phụ Việt Nam bao đời. Vì vậy, dẫu ở dải đất chữ S hay đi khắp năm châu bốn biển, chỉ cần nơi đâu có chiếc áo dài tung bay hay những chiếc nón bài thơ, ở đó có tâm hồn Việt Nam, có sức sống Việt Nam.
Chiếc nón hữu ích và giá trị như thế, cần được bảo quản và giữ gìn cẩn thận. Khi mua nón, cần hơ nón trên ngọn lửa diêm sinh hay phết lên một lớp dầu mỡ để chiếc nón bền, đẹp, không bị mốc. Sau mỗi lần sử dụng, nên treo nón lên để tránh bị va chạm hay bị bẹp.
Ngày nay, xã hội hiện đại với sự xuất hiện của ô, mũ, dù thời trang lấn át dần nón lá truyền thống. Nhưng nón lá vẫn tồn tại và ăn sâu vào đời sống lao động, đời sống tâm hồn của người dân, là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, giản dị, chân chất, yêu thương.
Mẫu 2 - Thuyết minh về chiếc nón lá
Nhắc đến người con gái Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh người con gái với áo dài và nón lá. Chiếc nón lá vừa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ vừa là một biểu tượng văn hóa của một nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam chúng ta đều rất dễ bắt gặp hình ảnh những chiếc nón lá mộc mạc, đơn sơ nhưng nó lại ẩn chứa một vẻ đẹp thuần hậu. Không chỉ đơn thuần là vật dụng che mưa che nắng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần ý nghĩa của Việt Nam. Bạn bè quốc tế đến thăm hay khách du lịch đến Việt Nam thì đều được tặng những chiếc nón lá như là một kỉ niệm đẹp và để tỏ lòng mến khách của người Việt.
Nón lá xuất hiện từ khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón lá là một vật dụng quan trọng trong cuộc sống của họ. Trước hết, nón là dùng để che mưa che nắng. Các bà, các mẹ, các chị từ xa xưa đã đội nón lá đi làm đồng, đi chợ và cả đi chơi hội nữa. Ngày tiễn con gái về nhà chồng, bà mẹ cũng thường trao cho con chiếc nón lá với bao lời nhắn gửi yêu thương.
Không chỉ có tính sử dụng trong thực tế, chiếc nón lá còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ Việt. Dưới vành nón lá trắng phau, đôi mắt đen láy, nụ cười chúm chím, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai hay cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, e thẹn, vừa kín đáo lại vừa quyến rũ, mê đắm.
Từ trong đời sống thường ngày, chiếc nón lá còn đi vào thơ ca, nhạc họa, gợi nguồn cảm hứng cho nhạc, cho thơ. Đã có không ít những bài hát về chiếc nón lá: “Một chiều làng quê trên đường đê lối nhỏ đi về, nụ cười đưa duyên em thẹn thùng trong nón lá che nghiêng” hay “Một người con gái, đứng nghiêng nghiêng vành nón lá. Đường chiều bờ đê, lối xưa kỉ niệm thiết tha”. Chiếc nón lá còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần trong thơ: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che”. Thế rồi, trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, lúc tiễn người yêu ra chiến trường, cô gái thường đội nón lá với quai tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi cũng đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ làm yên lòng người ra trận.
Có thể thấy rằng, xuyên suốt từ bao đời nay, từ trong thực tế cho đến những làn điệu dân ca, những lời thơ, câu văn đều có bóng dáng hình ảnh chiếc nón lá gắn liền với người con gái Việt Nam dịu dàng, duyên dáng. Ngày nay, để tạo ra chiếc nón lá thì người thợ làm nón cần phải có đôi tay khéo léo, có cả tâm tình mới có thể tạo nên được những chiếc nón xinh xắn và thiết kế tỉ mỉ đến như vậy. Nón lá thường được đan bằng các loại lá cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá dừa, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Những người thổi được hồn vào những chiếc nón, làm nên những chiếc nón đẹp tinh tế là những người thực sự có đôi bàn tay khéo léo và có tâm tình chan chứa.
Là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, chiếc nón lá gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Mẫu 3 - Thuyết minh về chiếc nón lá
Một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam đó là phong tục, là ẩm thực, là lý tưởng hòa bình. Không ai có thể quên được chiếc bánh chưng xanh, cánh đồng lúa chín, tà áo dài Việt và cả chiếc nón lá.
Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chắc hẳn ai đó vẫn còn nhớ, hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá đã trở thành biểu tượng du lịch. Quả thực hình ảnh ấy có sức gợi cảm rất tốt. Đó là điểm ấn tượng của chúng ta đối với du khách và bạn bè quốc tế. Tại sao lại như vậy? Tà áo dài là trang phục truyền thống của chúng ta, vậy còn nón lá thì sao? Nón lá là vật dụng không thể thiếu của người Việt. Bởi lẽ, chúng ta là một nước nông nghiệp, việc làm ngoài trời rất nhiều lại cộng thêm thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng tiện lợi để che nắng khi làm việc và nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng mấp mô giữa đồng luôn là hình tượng khó có thể phai nhòa. Không chỉ thế, nón lá còn ra đời ở Huế – địa điểm hội tụ những tinh hoa văn hóa của người Việt, từ lịch sử, cho đến ẩm thực, các loại hình nghệ thuật giải trí. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với khách thập phương.
Nón lá cũng giống như các loại mũ khác có công dụng che nắng, che mưa. Nón lá có dạng hình chóp (hình nón). Đáy nón lá tròn trịa thường có đường kính khoảng 60 cm. Tuy nhiên ngày nay, nón lá không chỉ được sản xuất để đội đầu mà còn dùng làm vật trang trí nên đường kính có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất đa dạng. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa. Bởi tính chất dai, không thấm nước và héo lụi khi gặp nắng của hai loại lá này nên người ta chọn để làm nón. Cái tên nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm nón. Ngoài ra, nguyên liệu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Trước tiên là về lá làm nón. Lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng. Thường nón sẽ được làm bằng lá cọ nhiều hơn. Vì lá cọ mềm mại và dai hơn lá dừa. Lá làm nón phải đủ tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá được chọn sẽ mang về đem phơi héo từ 2 đến 4 tiếng để lá mềm hơn. Khi lá mềm, lá sẽ phẳng sẵn sàng để làm thành nón. Nguyên liệu tiếp theo là nan tre. Nan tre được chế biến từ thân cây tre, có độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre thường được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nan tre là vật dụng dễ kiếm ở Việt Nam. Bởi nó được là từ cây tre, một loài cây mọc thành bụi, có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Nguyên liệu cuối cùng là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.
Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các loại nguyên liệu, người làm nón sẽ bắt đầu vào các giai đoạn các bước làm thành sản phẩm – nón lá. Trước tiên là khâu làm vành nón. Đây là khâu vô cùng quan trọng để tạo ra sự chắc chắn cũng như bền đẹp của chiếc nón. Vành nón được làm bằng nan tre, người làm nón sẽ dùng sự khéo léo của mình để uốn nan tre đó thành những vòng tròn có đường đính từ nhỏ đến lớn sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khung nón đã xong. Tiếp theo là giai đoạn chằm nón. Giai đoạn này, người làm nón sẽ dùng một loại dây có chất liệu đặc biệt, có độ dai và màu trong suốt được làm từ nilon. Nhờ loại dây chỉ đặc biệt này mà khung nón và lá nón được gắn kết với nhau. Người làm nón sẽ lấy từng lớp lá từng lớp để khâu tỉ mỉ chúng chắc chắn vào khung nón. Làm xong giai đoạn chằm nón này có thể được coi như đã thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là trang trí và hoàn tất sản phẩm. Trang trí nón lá có rất nhiều cách. Thường họ sẽ thểu hình ảnh hoặc chữ nên trên bề mặt nón hoặc bên trong nón có khâu kèm các hình ảnh thần tượng hoặc diễn viên. Ngày nay, trang trí nón rất đa dạng và không giới hạn, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ của người tiêu dùng. Cuối cùng sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu để tạo độ bóng cho bề mặt ngoài nón và để bảo quản độ bền màu cũng như độ mềm của lá nón khi sử dụng. Bây giờ, người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích là có thể dùng được. Dây quai nón thường là một dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón có tác dụng giữ chắc nón trên đầu khi sử dụng hoặc để treo nón lên cao khi không sử dụng đến. Giúp việc sử dụng và bảo quản nón dễ dàng hơn.
Ngày nay, nón lá được biết đến không chỉ là vật dụng không thể thiếu của các chị em, các bà các mẹ mà còn trở thành món quà lưu niệm của du khách, một đạo cụ trên sân khấu nghệ thuật. Nón lá đã trở thành một điểm đẹp nền văn hóa của nước ta. Là người Việt, không ai là không biết đến hình ảnh nón Huế nghiêng nghiêng của người con gái. Một biểu tượng dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam – nón lá.
Thuyết minh về chiếc nón lá bài thơ của Huế
Trong đời sống của người Việt Nam tự bao đời, chiếc nón lá đã là người bạn thuỷ chung, gần gũi, gắn liền với sinh hoạt hằng ngày. Chiếc nón che nắng che mưa cho người nông dân lúc vất vả cấy cày trên đồng ruộng hay khi đi dưới trời nắng gắt. Dưới gốc đa làng, mấy bà đi chợ nghỉ chân, phe phẩy chiếc nón thay quạt cho ráo mồ hôi, râm ran trò chuyện bên bát nước chè tươi. Chiếc nón lá là vật dụng truyền thống phổ biến trên khắp mọi miền đất nước, nổi bật là chiếc nón bài thơ xứ Huế!
Để làm ra được một chiếc nón đẹp, người thợ phải mất khá nhiều công phu, từ việc chọn lá, phơi lá đến việc khâu nón, từng đường kim mũi chỉ phải đạt đến độ khéo léo, tinh xảo.
Nguyên liệu làm nón là lá cây buông, có họ hàng với cây cọ, mọc ở trong rừng. Lá non vừa độ màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, mặt lá bóng mướt thì nón mới đẹp. Để đạt được tiêu chuẩn đó, là phải được xử lí đúng quy trình kĩ thuật. Đầu tiên là việc sấy khô lá bằng than củi khoảng một đêm, rồi phơi sương từ 2 giờ đến 4 giờ cho lá mềm. Dùng một búi vải tròn đặt trong miếng gang trên bếp than nóng để ủi lá cho phẳng phiu. Chọn lá kĩ một lần nữa cho đồng màu rồi cắt bớt đầu đuôi, để độ dài còn 50 cm. Sau đó lần lượt phủ lên khuôn theo chiều dọc, ngọn lá hướng lên trên, lá nọ xếp khít lá kia. Lớp bên trong khoảng 20 lá, lớp bên ngoài gần 30 lá. Công đoạn khâu đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Chỉ khâu nón là loại chỉ cước rất nhỏ và trong suốt. Người khâu căn cho mũi chỉ đều tăm tắp. Vành dưới mũi khâu hơi thưa, càng lên cao càng mau dần. Chiếc nón đẹp không chỉ ở màu lá hay đường kim mũi chỉ mà còn ở dáng nón có thanh tú hay không.
Ở nước ta, nhiều địa phương có nghề làm nón lá nhưng nổi tiếng nhất miền Bắc là nón làng Chuông thuộc huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây. Miền Trung có nón Ba Đồn ở Quảng Nam và đặc biệt là nón bài thơ xứ Huế.
Làng Tây Hồ thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ. Việc làm nón ở đây cũng giống như nơi khác nhưng có thêm những nét sáng tạo riêng, rất Huế. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.
(Bài thơ đan nón)
Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả nam giới cũng có thể giúp chuốt vành và lên khung nón. Từng sợi tre cật được vót nhẵn, uốn thành vòng tròn. Một khung nón gồm 16 vòng tròn lớn nhỏ kể từ vành lên đến chóp. Khâu nón cần đến bàn tay nhẹ nhàng, khéo léo của người phụ nữ. Lúc nón đã khâu xong, trên chóp sẽ được đính thêm cái “xoài” kết bằng chỉ tơ cho đẹp và bền. Sau đó, nón được quét một lớp dầu bóng ra bên ngoài rồi hong dưới nắng nhẹ.
Điều làm nên nét đặc biệt của nón Tây Hồ chính là nón mỏng và nhẹ, màu lá trắng nền nã, dáng nón thanh tú. Nghệ nhân làm nón vốn yêu thơ phú nên đã nghĩ ra cách lồng những câu thơ hay và những cảnh sắc tiêu biểu vào giữa hai lớp lá để tôn thêm vẻ đẹp và giá trị tinh thần của nón Huế. Bởi thế nên nón Tây Hồ còn được gọi là nón bài thơ.
Từ đây, những chiếc nón bài thơ toả đi khắp các nẻo đường, đến với cuộc sống thường nhật của người phụ nữ. Chọn một chiếc nón vừa ý trong đó có bài thơ mình thích, lựa chiếc quai nón cho hợp với màu da, gương mặt... cũng là một thú vui nho nhỏ của các bà, các cô. Chiếc nón lá đã trở thành vật trang sức để làm duyên của biết bao thiếu nữ.
Ngày ngày, lúc tan trường, trên những con đường bên dòng Hương Giang, cái nắng hè oi ả như dịu lại dưới vành nón trắng nghiêng nghiêng cho những khuôn mặt nữ sinh ửng hồng. Mái tóc thề óng ả xoã ngang lưng, bay bay trong gió, tà áo dài trắng phấp phới nhẹ nhàng theo mỗi bước chân. Ríu rít tiếng cười, tiếng nói ngọt ngào... Tất cả những thứ đó tạo nên nét đằm thắm, dịu dàng rất Huế.
Đã từ lâu, tà áo dài và chiếc nón bài thơ đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ và trở thành biểu tượng cho người phụ nữ cố đô. Chiếc áo dài kín đáo, thướt tha hoà hợp với vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón lá đã tô điểm thêm nét khả ái của người con gái Huế.
Đến Huế, du khách không chỉ ngỡ ngàng, say mê trước vẻ hữu tình của sông Hương, núi Ngự hay vẻ đẹp trầm mặc, uy nghi của cung điện, đền đài, lăng tẩm, chùa chiền mà còn xao xuyến trước những tà áo dài bay bay trong gió cùng chiếc nón bài thơ giấu nụ cười e ấp tuổi xuân thì.
Ở xứ sở nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều như Việt Nam thì chiếc nón lá là vật dụng hữu ích gắn bó thân thiết với con người. Chiếc nón che mưa, che nắng, đồng thời cũng là cái cớ cho những trái tim đang yêu bày tỏ nỗi nhớ thương da diết: Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón. Anh cầm trên tay, nhớ Huế mộng mơ... Sông Hương nước chảy, tìm răng được chừ? Em nghiêng nón đợi và em hẹn hò... Anh thả chiếc nón xuống dòng sông Hương. Tìm em giữa Huế mộng, Huế thơ...
Bài mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam đạt điểm cao
Chiếc nón lá từ lâu đã gắn bó và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam theo hàng nghìn năm lịch sử. Để làm được một chiếc nón đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và tinh tế. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình cũng như thông tin về chiếc mũ qua bài viết mẫu này nhé.
Nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và tháp đồng Đào Thích vào khoảng 2500 – 3000 năm trước Công nguyên. Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân và gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Trải qua năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón, chằm nón vẫn được duy trì, gắn bó và tồn tại cho đến ngày nay.
Ở nước ta, nón lá được làm thủ công là chủ yếu. Để làm được một chiếc nón hoàn chỉnh, đẹp mắt, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn và khéo léo. Đầu tiên, họ phải chọn những chiếc lá đều nhau, có chất liệu và màu sắc giống nhau. Nón được làm chủ yếu từ lá cọ, lá dừa. Người thợ phải xử lý lá thật kỹ để lá đạt độ dẻo dai nhất định cho quá trình đan lát. Sau khi chọn lá, người thợ chọn nguyên liệu để làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, nứa. Người ta chuốt tỉ mỉ từng thanh tre, tre thành những thanh rất nhỏ (to hơn que tăm một chút) và có độ dài, to nhỏ khác nhau. Sau đó, người ta uốn thanh tre thành hình tròn và dùng một sợi chỉ chắc chắn để buộc cố định. Người ta lấy một thanh tre cứng hơn rồi xếp các vòng tròn từ nhỏ đến lớn thành hình nón, mỗi vòng cách nhau từ 3 đến 5cm để làm khung nón. Sau khi làm khung, người ta tiến hành đan nón. Những sợi lá dừa, lá cọ được đan khéo léo xung quanh khung và buộc vào khung bằng những sợi chỉ đủ màu sắc. Bên trong mũ thường được thiết kế dây buộc. Quai nón là một mảnh vải làm từ lụa, voan. có nhiều màu sắc khác nhau để làm đẹp hơn cho chiếc nón. Bên trong nón, người ta thường khắc những bài thơ, ca dao dân ca và đó cũng chính là tiền đề cho sự ra đời của chiếc “nón bài thơ”. Phần bên ngoài được bọc bằng lá dứa, lá cọ với một lớp nilong trong suốt để bảo vệ, tránh làm rách lá hay hư lá do tiếp xúc với ánh nắng mà vẫn giữ được vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho chiếc mũ.
Ở Việt Nam, có một làng nghề làm nón rất nổi tiếng ở Huế, thu hút rất nhiều khách du lịch. Những chiếc nón lá trải dài khắp nẻo đường và trở nên quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của chị em phụ nữ. Nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết, người bạn trung thành với người lao động dùng để che mưa nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua những giọt mồ hôi dưới cái nắng hè gay gắt mà nó còn là một quyến rũ, làm tăng vẻ nữ tính của người phụ nữ. Về nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với tà áo dài thướt tha thể hiện nét dịu dàng, mềm mại, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được sự tán thưởng của khán giả.
Hiện nay có rất nhiều loại nón khác nhau: nón quai thao, nón lá, nón ngựa, nón thúng… Mỗi loại nón có đặc điểm, cấu tạo khác nhau nhưng chung quy đều dành cho phụ nữ cuộc sống tươi đẹp hơn. Muốn giữ nón được lâu ta nên đội khi trời nắng, tránh mưa. Nếu bạn đi mưa về, hãy phơi khô và phơi nón ở nơi thoáng mát. Sau khi sử dụng xong nên bảo quản trong bóng râm, không phơi nắng sẽ làm cong vành nón, giòn và ố vàng nón sẽ nhanh hỏng, mất tính thẩm mỹ.
Nón lá từ lâu đã đi vào thơ ca, gắn liền với biết bao thế hệ người Việt Nam và xuất hiện trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi, cưới hỏi, nó trở thành một nét đẹp mà bất kỳ du khách nào đến thăm Việt Nam cũng phải trầm trồ, xuýt xoa. Dù đất nước, xã hội có phát triển như thế nào thì chiếc nón vẫn giữ nguyên giá trị tốt đẹp của nó và sẽ mãi là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta.
Hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá Việt Nam:
Ảnh: Sưu tầm
Thủy Tiên (T/h)