Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Pháp khẳng định việc duy trì đối thoại với Nga là đúng đắn

(DS&PL) -

Ngày 6/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định việc duy trì đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin là cần thiết và đúng đắn.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Macron đã có 9 cuộc điện đàm với chủ nhân Điện Kremlin.

“Nhân danh nước Pháp, tôi nghĩ việc duy trì đối thoại liên tục với tổng thống Nga là hoàn toàn đúng đắn” – Tổng thống Macron chia sẻ chính sách đối thoại của ông với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trên kênh TF1 ngày 6/4.

Tổng thống Macron tích cực điện đàm với Tổng thống Putin về xung đột Nga- Ukraine.

Tuyên bố trên được nhà lãnh đạo Pháp đưa ra sau khi Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki chỉ trích rằng các cuộc đối thoại giữa Paris và Moskva là vô ích, không đạt kết quả gì và kêu gọi các nước phương Tây tăng cường trừng phạt Nga liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine. 

Về lập trường, quan điểm của Pháp đối với Ukraine, ông Macron nói rằng chính sách của Paris kết hợp đối thoại với các biện pháp trừng phạt Nga nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn.

Đồng thời,chủ nhân Điện Élysée cho rằng những lời chỉ trích của Thủ tướng Ba Lan nhằm vào chính sách đối thoại của Pháp với Nga là “phi lý và thái quá.”

Tổng thống Macron là nhà lãnh đạo đầu tiên của phương Tây điện đàm với Tổng thống Putin sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine.

Theo Tổng thống Macron, đối với ông, ưu tiên trong vấn đề Ukraine và đối thoại với Nga là giảm leo thang và tìm kiếm giải pháp chính trị để giải quyết bất đồng.  Ông nhấn mạnh châu Âu sẽ không đạt được ổn định và trật tự nếu các nước khu vực không tìm ra giải pháp chung với các nước láng giềng, trong đó có Nga.

Trong những năm qua, Tổng thống Macron luôn duy trì quan điểm rằng các nước châu Âu nên duy trì các kênh đối thoại mở với Nga và khẳng định "đối thoại có điều kiện" sẽ chỉ dẫn tới một cuộc đối đầu với Moskva trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Trong khi đó, các nước EU cùng Mỹ và Anh vẫn gia tăng sức ép kinh tế đối với Nga. Ngày 6/4, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho hay quyết định ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga hiện chưa được xem xét ở cấp độ Liên minh châu Âu (EU), nhưng nếu toàn khối đạt được đồng thuận về vấn đề này, thành Rome sẽ sẵn sàng tuân thủ.

Thùy Dương (Theo TASS)

Tin nổi bật