Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tội danh nữ đại gia Thái Bình Nguyễn Thị Dương vừa bị khởi tố có hình phạt thế nào?

(DS&PL) -

Liên quan đến vụ nữ đại gia Thái Bình Nguyễn Thị Dương bị khởi tố, luật sư đã nhận định ban đầu về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”

Liên quan đến vụ nữ đại gia Thái Bình Nguyễn Thị Dương vừa bị bắt, luật sư Việt cho rằng, việc bị khởi tố về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Dương (40 tuổi, trú tại phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích", quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Nữ đại gia Thái Bình Nguyễn Thị Dương vừa bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, luật sư Châu Việt Vương (Công ty Luật AMI) cho rằng, hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt bị coi là tội phạm. Theo đó, tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này”

Theo luật sư Vương, mức phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể bị xử phạt từ 02 năm đến 06 năm tù giam.

Ngoài ra, người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người khác thì còn phải có trách nhiệm bồi thường về dân sự.

Theo đó, tuỳ từng trường hợp, nếu xác định bà Dương hoàn toàn có lỗi trong việc gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho nạn nhân thì nạn nhân trong vụ việc có quyền yêu cầu bà Dương bồi thường các chi phí cho việc điều trị, phục hồi sức khoẻ, các khoản thu nhập bị mất khi điều trị và các khoản chi phí hợp lý khác theo quy định tại Điều 584, Điều 589, Điều 590, Điều 591, Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015. 

Đồng quan điểm, luật sư Mai Quốc Việt – Công ty Luật FDVN cũng cho hay, với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

Luật sư Mai Quốc Việt

Tuy nhiên, luật sư Việt cho rằng, sự việc chỉ đang ở giai đoạn điều tra, nếu hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bà Dương đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra; Hoặc trong quá trình điều tra mà phát hiện thêm các hành vi phạm tội của bà Dương thì cơ quan sẽ tiến hành điều tra thêm các hành vi này để xử lý theo quy định.

Ngoài ra, trong sự việc này cũng có một điểm cần lưu ý, đó là đối với tội danh trong vụ án này, loại tội phạm thuộc dạng “nghiêm trọng”, thì thông thường sẽ thuộc thầm quyền giải quyết điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện (theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; Điều 21 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015). Tuy nhiên, trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã trực tiếp điều tra, khởi tố vụ án.

Theo quy định tại điểm b, khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: “Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.”

Theo quy định tại khoản 2, Điều 20 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, về Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh: “Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.”

"Như vậy, có thể nhận thấy có khả năng vụ án có tính chất, mức độ phức tạp, phạm tội có tổ chức, do vậy Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh phải trực tiếp tiến hành điều tra vụ việc. Và, việc khởi tố vụ án, điều tra các hành vi đã thực hiện của bà Nguyễn Thị Dương có thể là nghiệp vụ ban đầu để cơ quan điều tra mở rộng vụ án", luật sư Việt nhấn mạnh.

Hoàng Yên

Tin nổi bật