Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 31/3: Nga tăng cường quân sự, không kích trụ sở phiến quân

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 31/3: Nga tăng cường quân sự, không kích trụ sở phiến quân; Lực lượng người Kurd bắt chỉ huy cấp cao của IS;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 31/3: Nga tăng cường quân sự, không kích trụ sở phiến quân; Lực lượng người Kurd bắt chỉ huy cấp cao của IS;...

Nga tăng cường quân sự, không kích trụ sở phiến quân

Nga không kích trụ sở phiến quân ở Idlib. Ảnh cắt clip

Ngày 29/3, Lực lượng Không quân Nga đã tiến hành một cuộc không kích nhằm vào trụ sở của phiến quân ở Greater Idlib. Vụ tấn công được cho là diễn ra gần thị trấn Martin thuộc vùng nông thôn phía tây Idlib.

Trước đó, từ ngày 21/3, lực lượng Nga cũng đã thực hiện một loạt cuộc không kích nhằm vào các chiến binh ở Greater Idlib để đáp trả một cuộc tấn công quy mô lớn ở Aleppo. Cuộc tấn công của phiến quân thời điểm ấy đã gây nhiều thiệt hại về dân sự.

Hiện tại, tình hình tại Syria vô cùng phức tạp với những cuộc giao tranh dữ dội của nhiều lực lượng. Tình hình còn trở nên phức tạp hơn khi Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều có những hành động thúc đẩy nhằm bảo toàn lợi ích của họ ở Syria. Điều này khiến tình hình căng thẳng tại Syria tiếp tục leo thang.

Về phía Quân đội Ả Rập Syria, các chiến dịch của họ luôn có sự hỗ trợ của lực lượng Nga. Dưới sự hậu thuẫn của Nga, Quân đội Ả Rập Syria liên tục giành được lợi thế trên thực địa. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể đảm bảo một chiến thắng lấn át cho Quân đội Ả Rập Syria. Thời gian gần đây, Nga còn tăng thêm khí tài để hỗ trợ đồng minh.

Tuần qua, máy bay trực thăng đa năng hạng nhẹ Ka-226 của Nga lần đầu tiên được nhìn thấy trong một cuộc tập trận của Lực lượng Đặc nhiệm số 25 thuộc Quân đội Ả Rập Syria (trước đây là Lực lượng Hổ).

Cũng trong cuộc tập trận này, Không quân Nga sử dụng trực thăng Mi-8 để truyền thông tin cho lực lượng Syria. Trực thăng Mi-24 của Syria và hai máy bay cường kích L-39 cũng tham gia cuộc tập trận.

Lực lượng người Kurd bắt chỉ huy cấp cao của IS

Trại Al-Hol ở Al-Hasakah. Ảnh: AMN

Trong một tuyên bố về kết quả những ngày đầu tiên của chiến dịch mà họ phát động vào rạng sáng 29/3, lực lượng Asayish do người Kurd lãnh đãnh cho biết, họ đã bắt giữ Abu Saad Al-Iraqi. Đây được xem là một trong những thủ lĩnh của IS và đã làm việc trong một thời gian dài với vai trò là người tuyển dụng cho tổ chức này.

Theo hãng tin Hawar Agency của người Kurd, Asayish giải thích rằng chiến dịch mà họ phát động hôm qua, có tên là “Chiến dịch Nhân đạo và An ninh”, trong đó 5.000 người đã tham gia với sự hỗ trợ của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG).

Tuyên bố nhấn mạnh: "9 người đã bị bắt, bao gồm cả những người bị cho là thuộc IS và có tên trong danh sách truy tìm".

Asayish xác nhận "trong khuôn khổ chiến dịch, cư dân của khu vực lân cận đã được kiểm đếm và sau khi hoàn thành các hoạt động điều tra dân số, những người đó đã quay trở lại các khu vực họ sinh sống".

Theo báo cáo của Asayish, các hoạt động vẫn đang diễn ra tại Trại Al-Hol.

LHQ kêu gọi quyên góp 10 tỷ USD cho Syria

Syria kiệt quệ vì chiến tranh. Ảnh: Daily Express

Ngày 30/3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi quyên góp 10 tỷ USD giúp Syria và người tị nạn tại các nước láng giềng sau một thập kỷ xung đột cộng thêm tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong thông điệp gửi tới hội nghị trực tuyến các nhà tài trợ quốc tế cho Syria lần thứ 5, ông Guterres cho biết: "Trong 10 năm qua, người dân Syria đã chứng kiến cảnh chết chóc, phá hủy, sơ tán và nghèo khổ. Và mọi chuyện đang ngày càng tồi tệ hơn. Trên 13 triệu người đang cần được hỗ trợ khẩn cấp để sống sót trong năm nay, cao hơn 20% so với năm ngoái. Đa số người dân đang phải đối mặt với nạn đói". TTK LHQ kêu gọi các nhà tài trợ "tăng cường các cam kết tài chính và nhân đạo".

Đây là hội nghị do LHQ và Liên minh châu Âu (EU) đồng tài trợ, thu hút sự tham gia của trên 50 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế. Trong số 10 tỷ USD đặt ra lần này, 4,2 tỷ USD sẽ dành để viện trợ nhân đạo bên trong Syria và phần còn lại để hỗ trợ người tị nạn ở các nước láng giềng ở Trung Đông.

Đại diện Ngoại giao và An ninh cấp cao của EU Josep Borrell đã mở đầu các cam kết với thông báo rằng vào năm 2022, EU sẽ cung cấp 560 triệu euro (656 triệu USD) đã cam kết trong năm 2020. Ông Borrell kêu gọi "các cam kết hào phóng tại hội nghị lần này để chúng ta có thể chia sẻ phần nào với người dân Syria".

Về phần mình, Mỹ thông báo sẽ cung cấp hơn 596 triệu USD. Đức cam kết 1,74 tỷ euro (2 tỷ USD). Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết: "Không thể để thảm kịch ở Syria kéo dài thêm hàng chục năm nữa. Hãy chấm dứt điều đó bằng cách thắp lên hy vọng, bắt đầu với các cam kết của chúng ta tại đây".

Thụy Điển đã trở thành một trong những nhà tài trợ đầu tiên tăng cam kết của mình trong bối cảnh các nước trên khắp thế giới đều đang thiếu tiền để hỗ trợ nền kinh tế của chính mình bị dịch COVID-19 tàn phá.

Trong một thông báo riêng rẽ, Phong trào Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ đã kêu gọi các nhà tài trợ giúp tái thiết Syria, đặc biệt là sửa sang lại các dịch vụ chăm sóc y tế, điện, nước đang xuống cấp nghiêm trọng ở nước này.

Theo EU, việc tái thiết các thành phố bị phá hủy sẽ cần thêm hàng tỷ USD và không thể bắt đầu chừng nào các nước liên quan đến xung đột (như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran) chưa đạt được một giải pháp hòa bình. Về phần mình, người đứng đầu Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế Peter Maurer cũng kêu gọi các cường quốc sớm đạt một thỏa thuận hòa bình.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật