Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 22/11: Phiến quân dùng vũ khí hạng nặng tấn công Nga ở Idlib

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 22/11: Phiến quân dùng vũ khí hạng nặng tấn công Nga ở Idlib; Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công dữ dội người Kurd;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 22/11: Phiến quân dùng vũ khí hạng nặng tấn công Nga ở Idlib; Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công dữ dội người Kurd;...

Phiến quân dùng vũ khí hạng nặng tấn công Nga ở Idlib

Phiến quân dùng tên lửa chống tăng TOW tấn công quân đội Nga. Ảnh minh họa

Cuộc tấn công xảy ra hôm 20/11, gần Kafar Roma ở vùng nông thôn phía nam Idlib của Syria. Vụ tấn công đã khiến ít nhất 3 binh sĩ Nga thiệt mạng cùng một số người khác bị thương.

Fajir Ismail, phát ngôn viên của nhóm khủng bố Jaysh al-Izza cho biết, vũ khí lực lượng này dùng trong đợt tấn công đoàn xe quân sự Nga là những quả tên lửa chống tăng TOW do Mỹ sản xuất.

"Sau khi quan sát và theo dõi các đoàn xe quân sự Nga di chuyển trong khu vực cùng những công sự kiên cố đang xây dựng ở đây, đơn vị chuyên chống tăng thiết giáp của chúng tôi đã quyết định tấn công bằng vũ khí hạng nặng tấn công.

Đòn đánh của TOW đã đánh trúng ít nhất một xe bọc thép của Nga khiến 3 người thiệt mạng và một số người khác bị thương", Fajir Ismail nói.

Cũng theo tên này, lý do chúng mở cuộc tấn công vào lực lượng Nga là hành động đáp trả những cuộc không kích liên tiếp trước đó chiến đấu cơ Nga thực hiện khiến Jaysh al-Izza cùng một số nhóm phiến quân khác trong khu vực thiệt hại nặng.

Jaysh al-Izza là nhóm chiến binh đã mất phần lớn khu vực kiểm soát vào tay quân chính phủ Syria trong thời gian qua.

Với sự hỗ trợ từ đồng minh của chúng là tổ chức Hay'at Tahrir al-Sham thuộc al-Qaeda, nhóm này đang cố gắng mở những đợt tấn công nhằm vào quân chính phủ và lực lượng ủng hộ để đòi lại những vùng đất đã mất.

Tuy nhiên, tất cả những gì chúng làm được là tấn công vào đoàn xe quân sự Nga hôm 20/11. Hiện, phía quân chính phủ Syria và lực lượng Nga đang hoạt động tại đây vẫn chưa lên tiếng xác nhận vụ việc.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công dữ dội người Kurd

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công dữ dội người Kurd tại Syria. Ảnh: AMN

Theo Al Masdar News, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh đã tấn công lực lượng YPG tại hai địa điểm riêng biệt ở miền bắc Syria.

"Cuộc tấn công đầu tiên do lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở vùng nông thôn phía bắc Raqqa. Cụ thể, Quân đội Ankara oanh kích lực lượng YPG gần thị trấn Ayn Issa tối 19/11", nguồn tin cho hay.

Cuộc tấn công tiếp theo diễn ra tại khu vực đông bắc Aleppo, khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân đồng minh nã rocket về phía các căn cứ của YPG gần thành phố trọng yếu Al-Bab.

Trước đó, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên mở cuộc tấn công nhằm vào người Kurd tại khu vực Tal Rifaat ở phía bắc Aleppo, bất chấp lệnh ngừng bắn đang có hiệu lực trong khu vực.

Hồi tháng 8, Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo dồn dập về phía các căn cứ của Quân đội Syria và lực lượng YPG gần thị trấn chiến lược Tal Rifaat ở Bắc Aleppo.

Giữa tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ cũng mở cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào các căn cứ của Quân đội Syria và lực lượng YPG ở khu vực này.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố mua S-400 là sai lầm

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng mua S-400 là sai lầm. Ảnh: TASS

Mặc dù đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã đi đến kết luận rằng việc mua vũ khí này hóa ra là một sai lầm lớn - mặc dù có năng lực, nhưng vũ khí Nga lại hoạt động rất kém hiệu quả và trong trường hợp bị tấn công, chúng có thể sẽ bị tiêu diệt khiến Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng tự vệ.

Theo các phương tiện truyền thông, hệ thống phòng không S-400 mà Ankara mua từ Nga không chỉ có thể bắn trượt mục tiêu mà còn đứng trước nguy cơ bị phá hủy chỉ trong vài phút.

“Nếu nói về sức mạnh quân sự thông thường thì Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ hai trong NATO, trên các nước truyền thống như Anh, Pháp và Đức. Tuy nhiên Ankara gặp nhiều vấn đề khi chỉ có quy mô chứ không phải chất lượng - quân đội nước này hầu như không có phòng không".

"Một hệ thống phòng không hiện đại không chỉ dựa vào vũ khí và thiết bị mà dựa trên một hệ thống phức hợp bao gồm nhiều lực lượng. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không thể dựa vào chỉ số của S-400 mà bỏ qua việc hỗ trợ nó, cũng như các mô hình và chủng loại tên lửa phòng không khác là cần thiết", ấn phẩm Sina của Trung Quốc báo cáo.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ thực sự không có các hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn có thể bảo vệ những khu vực bố trí S-400, trong khi khả năng Ankara mua thêm Pantsir hoặc Tor là rất nhỏ. Các tổ hợp này đã bị máy bay không người lái của chính họ phá hủy thành công ở Syria, Libya và Karabakh.

“Bởi vì lý do này mà Tổng thống Erdogan đã tìm cách mua Patriot của Mỹ. Các chuyên gia nhận định nếu kế hoạch của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã được vạch ra thì sẽ rất khó để đào sâu vào lưới lửa phòng không của Ankara, nhưng ngày nay họ vẫn là mục tiêu quá dễ dàng”.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật