Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 1/8: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mang siêu tên lửa phá boongke đến Syria?

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 1/8: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mang siêu tên lửa phá boongke đến Syria?; Quân đội Syria đẩy lực lượng thánh chiến vào "chảo lửa";...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 1/8: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mang siêu tên lửa phá boongke đến Syria?; Quân đội Syria đẩy lực lượng thánh chiến vào "chảo lửa";...

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mang siêu tên lửa phá boongke đến Syria?

Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm thành công tên lửa SOM-B2.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vừa phối hợp với nhà sản xuất nước này tiếp tục thử thành công tên lửa hành trình SOM-B2 - dòng vũ khí có thể phá hủy các công trình kiên cố, hầm ngầm, boong-ke bằng bê tông.

Lãnh đạo Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB) Ismail Demir xác nhận, vụ phóng đã thành công tốt đẹp khi mọi thông số đề ra trước vụ thử đều đạt được.

Theo giới thiệu của Demir, SOM-B2 là sản phẩm của Viện nghiên cứu Tubitak-SAGE phối hợp với công ty chế tạo tên lửa Roketsan.

Hình ảnh tên lửa SOM-B2.

Nguyên mẫu tên lửa SOM-B2 phóng thử dài 4m, nặng 591kg và có tầm bắn hiệu dụng khoảng 250km. Đạn tên lửa hành trình mới có thể tích hợp trên các đơn vị máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và có thể dễ dàng tích hợp lên chiến đấu cơ nước khác chỉ bằng một số cải tiến nhỏ.

Được biết, ngoài nguyên mẫu SOM-B2, nhà sản xuất còn phát triển một biến thể mới của tên lửa với tên gọi SOM CR với khả năng thực hiện đa nhiệm vụ. Để tăng cường độ chính xác khi tán công mục tiêu, SOM-B2 được thiết kế với hệ thống dẫn đường phức hợp quán tính, định vị vệ tinh GPS và so ảnh địa hình giúp SOM-B2 tấn công với SEP chỉ tính bằng m.

SOM được Thổ phát triển với 3 phiên bản khác nhau là SOM-A, SOM-B1 và ​​SOM-B2 với khác biệt nằm ở mục đích sử dụng.

Tên lửa SOM-A, SOM-B1 được trang bị đầu đạn nổ phá mảnh 230kg dùng cho các nhiệm vụ chiến đấu thông thường, thì ​​SOM-B2 lại sử dụng đầu đạn nối tiếp cho các nhiệm vụ diệt mục tiêu kiên cố và bọc giáp.

Hiện không rõ thời điểm cụ thể hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cũng như chính thức trang bị của chương trình tên lửa SOM nhưng theo giới chuyên gia, thành công ngay trong lần đầu thử nghiệm có thể khiến Thổ đẩy nhanh tiến độ bằng cách đưa vũ khí đến chiến trường Syria để tác chiến và hoàn thiện khả năng chiến đấu.

Quân đội Syria đẩy lực lượng thánh chiến vào "chảo lửa"

Quân đội Syria nã pháo vào căn cứ của lực lượng thánh chiến. Ảnh: South Front

Theo AMN, lực lượng quân đội Syria mới được triển khai đến vùng nông thôn phía nam Idlib đã phóng tên lửa và bắn đạn pháo về phía các vị trí thánh chiến ở vùng Jabal Al-Zawiya.

Báo cáo thực địa từ miền nam Idlib cho thấy quân đội Syria đã bắn phá dữ dội các vị trí tiền tuyến của phiến quân thánh chiến, nhắm vào các chiến hào và đồn bốt thuộc tổ chức Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS), Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP), và Lực lượng Giải phóng Quốc gia (NLF) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Bên cạnh đó, quân đội Syria phối hợp với Lực lượng Vệ binh Cộng hòa, tiến hành nhiều cuộc tấn công tên lửa ở Latakia, đánh vào tuyến phòng thủ thánh chiến quanh thị trấn trọng điểm Kabani ở vùng Jabal Al-Akrad.

Dưới cuộc tấn công của lực lượng Syria, các đường tiếp tế thánh chiến đến và đi từ Kabani và Jisr Al-Shughour đã bị tàn phá khốc liệt.

Mỹ cảnh báo Nga không cố xâm nhập các vùng lãnh thổ ‘riêng tư’ tại Syria

Mỹ cảnh báo Nga không xâm nhập khu vực phía Bắc và phía Đông Syria do Mỹ kiểm soát. Ảnh minh họa

Washington mới đây đã tuyên bố sẽ sắp xếp một cuộc chiến thực sự với Nga ở Syria nếu binh sĩ nước này cố gắng xâm nhập vào lãnh thổ do quân đội Mỹ kiểm soát ở phía Bắc và phía Đông Syria.

Tuyên bố này không chỉ chứng minh sự căng thẳng đang gia tăng giữa hai bên của cuộc xung đột Syria, mà còn về các cuộc đụng độ toàn diện có thể xảy ra trên lãnh thổ của nước cộng hòa Ả Rập.

Mức độ căng thẳng giữa Nga và Mỹ ở Đông Bắc Syria đã gia tăng trong thời gian gần đây sau khi Washington cố gắng phong tỏa lực lượng Nga trong tam giác biên giới chiến lược nối liền Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq.

Theo các nguồn tin mới nhất từ chính quyền Al-Hasakah, quân đội Mỹ đã thiết lập một trạm kiểm soát ở khu vực Al-Malikiya, nằm gần tỉnh Mosul ở Iraq và tỉnh Sirnak của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sau khi một thỏa thuận được ký kết giữa Quân đội Ả Rập Syria (SAA) và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), thì khu vực Al-Malikiya hiện đang được cả SAA và SDF kiểm soát. Chính điều này giúp cho lực lượng quân cảnh Nga dễ dàng tiếp cận một giao lộ lớn với cả Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd ở Iraq.

Trong khi đó, quân đội Mỹ không chấp nhận thực tế này. "Quân đội Mỹ liên tục cản trở quân cảnh Nga tiếp cận tam giác biên giới và thiết lập các chốt tại ngã tư Simalka", hãng tin Al-Masdar News cho hay.

Các chuyên gia lưu ý rằng, việc Mỹ lên tiếng đe dọa chiến tranh với Nga không những không làm Nga lo sợ mà còn khiến Matxcơva có thể thực hiện các bước tương tự, cảnh báo sẵn sàng tấn công ngay lập tức các lực lượng do Mỹ kiểm soát nếu họ xuất hiện trong lãnh thổ do quân đội Syria hoặc Nga kiểm soát.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật