Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 17/11: Ông Trump không hay biết về số quân Mỹ ở Syria

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 17/11: Mỹ hành động lạ nhằm vào "kẻ thù" của Trung Quốc ở Syria; Tổng thống Trump không hay biết về số quân Mỹ ở Syria;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 17/11: Mỹ hành động lạ nhằm vào "kẻ thù" của Trung Quốc ở Syria; Tổng thống Trump không hay biết về số quân Mỹ ở Syria;...

Mỹ loại Đảng Hồi giáo Turkestan khỏi danh sách khủng bố

Mới đây, tờ al-Monitor đăng tải bài viết nhan đề: "How will US removal of Turkestan Islamic Party from terrorism list affect Syrian file?" (tạm dịch: Mỹ loại bỏ Đảng Hồi giáo Turkestan khỏi danh sách khủng bố ảnh hưởng như thế nào đến Syria?) của tác giả Sultan al-Kanj.

Chính quyền Mỹ gần đây đã loại bỏ Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), thường được gọi là Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) trong xung đột ở Syria khỏi danh sách các nhóm khủng bố.

Quyết định này được ban hành ngày 20/10, với việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo thông báo rằng ETIM chính thức được loại khỏi danh sách khi cho rằng: "Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy ETIM tiếp tục tồn tại".

TIP chủ yếu hoạt động trong khu vực Jisr al-Shughour và phía tây của cao tốc chiến lược M4 ở tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: al-Monitor

Hành động nói trên chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức giận do nhóm vũ trang cực đoan đang hoạt động mạnh ở Tây Bắc Syria này vẫn nuôi hi vọng về việc thành lập một chính thể Hồi giáo ở Tây Bắc Trung Quốc.

Sau khi cuộc nổi dậy chuyển thành xung đột vào năm 2011, một số nhóm Hồi giáo cực đoan nước ngoài bắt đầu đến Syria.

Được khích lệ bởi các cựu thành viên nhóm khủng bố al-Qaeda người Uyghuz (Duy Ngô Nhĩ - một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Trung Quốc), một số lượng lớn người Uyghuz đã bắt đầu tràn vào Syria thông qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2012.

Nhiều người Uyghuz đến Syria muộn hơn thông qua hành trình từ Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á và rồi được "trung chuyển" ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Uyghuz và người Thổ có chung nguồn gốc dân tộc và ngôn ngữ. Chính vì vậy họ tìm thấy sự "đồng cảm" từ người Thổ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các tay súng của TIP được triển khai ở nhiều khu vực khác nhau của tỉnh Idlib của Syria, chủ yếu ở Jisr al-Shughour, thủ phủ Idlib và Jabal al-Summaq.

Tổng thống 

Tổng thống Donald Trump không biết chính xác số quân đội Mỹ ở Syria. Ảnh minh họa

Đặc phái viên Mỹ về liên minh toàn cầu chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Jim Jeffrey cho biết khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút gần hết số lính ở Syria chỉ để lại vài trăm người, ông đã quyết định giấu Tổng thống Mỹ về số quân thực sự còn ở lại.

“Chúng tôi phải giấu giếm và đánh lừa nhà lãnh đạo của chúng tôi số binh lính còn ở lại. Quân số thực tế ở Syria hiện tại còn nhiều hơn rất nhiều so với con số 200-400 người mà Tổng thống Trump đã đồng ý để lại năm ngoái” - ông Jeffrey tiết lộ trong cuộc phỏng vấn hôm 13-11.

Ông Jeffrey và nhóm nhân viên của ông thường xuyên lừa Tổng thống Trump về số lượng binh lính ở Syria để đảm bảo sẽ "không bao giờ có một cuộc rút quân nào ở Syria”, đài RT đưa tin.

Trước khi làm việc cho chính quyền ông Trump, đặc phái viên Jeffrey được biết đến là người không ủng hộ Tổng thống Mỹ. Ngay sau khi ông Trump thắng cử năm 2016, đặc phái viên Mỹ đã nhận định ông “sẽ là Tổng thống liều lĩnh nhất trong lịch sử nước Mỹ”.

Tuy nhiên, dù luôn phản đối với các chính sách của Tổng thống Mỹ, ông Jeffrey khẳng định cách tiếp cận "khiêm tốn" của ông Trump đối với vấn đề ở khu vực Trung Đông đã mang lại nhiều kết quả tốt hơn so với chính sách của những nhà tiền nhiệm trước đó như các cựu tổng thống George Bush và Barack Obama.

Tổng thống Trump đã khiến các quan chức Lầu Năm Góc và nhà ngoại giao tức giận khi tuyên bố rút gần hết số quân Mỹ khỏi Syria vào tháng 10/2019.

Việc quyết định rút quân khỏi Syria dường như để Tổng thống Mỹ thực hiện lời hứa của mình trong chiến dịch tranh cử vào năm 2016, rằng sẽ đưa Mỹ thoát khỏi “cuộc chiến kéo dài” ở Trung Đông, theo RT.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã từ chức để thể hiện sự phản đối khi ông Trump lần đầu công bố kế hoạch rút quân vào năm 2018.

Ngoại trưởng Syria đột ngột qua đời ở tuổi 79

Ngoại trưởng quá cố Syria Walid al-Moalem. Ảnh: Reuters

Reuters đưa tin hôm 16/11 cho biết nhà ngoại giao hàng đầu, Bộ trưởng Ngoại giao lâu năm của Syria Walid al-Moalem, người bảo vệ trung thành cho cuộc đàn áp đẫm máu của Tổng thống Syria Bashar al Assad nhằm vào những người biểu tình ôn hòa gây ra cuộc xung đột kéo dài một thập kỷ, đã qua đời ở tuổi 79.

Hiện tại chưa có thông tin cụ thể nào về nguyên nhân của cái chết nhưng ngài bộ trưởng 79 tuổi này đã có sức khỏe kém trong nhiều năm với các vấn đề về tim. Một nguồn tin thân cận với chính phủ Syria cho biết dự kiến ​​cấp phó của ông, nhà ngoại giao kỳ cựu Faisal Mekdad, sẽ thay thế ông làm ngoại trưởng.

Ông Moalem, người lần đầu tiên được bổ nhiệm làm ngoại trưởng vào năm 2006 và đã nắm giữ nhiều chức vụ ngoại giao hàng đầu, bao gồm cả đặc phái viên tại Mỹ, tham gia vào các cuộc đàm phán không thành công với Israel vào những năm 1990 về một giải pháp hòa bình.

Chính phủ Syria cho biết trong một tuyên bố: “Ông ấy được biết đến với những quan điểm yêu nước đáng kính của mình". Tuyên bố đồng thời cho biết thêm ông Moalem qua đời vào rạng sáng 16/11 (giờ địa phương) và sẽ được chôn cất sau đó tại Damascus.

Ngoại trưởng Walid al-Moalem, sinh năm 1941 trong một gia đình hồi giáo Sunni từ Damascus. Ông công khai bảo vệ vai trò quân sự ngày càng tăng của Moscow và Shi'ite Iran, được hỗ trợ bởi các lực lượng ủy nhiệm của họ ở Syria.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật