Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/9: Vì sao Israel không sử dụng UAV tấn công Syria?

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/9: Vì sao Israel không sử dụng UAV tấn công Syria; Nga ra mắt máy bay không người lái cảm tử "mini";...

Vì sao Israel không sử dụng UAV tấn công Syria?

Theo các chuyên gia, việc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) từ chối sử dụng máy bay không người lái (UAV) xung kích để tấn công Syria chủ yếu là do Nga sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử, bao gồm cả những thiết bị đang phục vụ trong quân đội Syria.

UAV của Israel. Ảnh: The Times of Israel

UAV của Israel được trang bị tên lửa, phạm vi tiêu diệt của chúng cao hơn nhiều so với tầm bắn của các hệ thống phòng không Syria (ngoại trừ các hệ thống phòng không S-200 và S-300). Điều này khiến khả năng xảy ra cuộc tấn công từ các hệ thống phòng không của Syria là rất ít.

Tuy nhiên, do có các hệ thống tác chiến điện tử của Nga, Syria và Iran ở Syria, cũng như các hệ thống tình báo điện tử, các hệ thống UAV có thể bị ngăn chặn đáng kể, thậm chí việc kiểm soát các máy bay này có thể bị chặn hoàn toàn.

Ngoài ra, các chuyên gia chú ý đến việc UAV Israel giảm đáng kể hoạt động ở Lebanon, quốc gia có lãnh thổ nằm trong tầm ảnh hưởng của các hệ thống tác chiến điện tử được triển khai ở Syria.

Phía Nga không chính thức bình luận về thông tin liên quan đến việc dùng các hệ thống chế áp điện tử nhưng thông tin trước đó về các phương tiện chặn liên lạc và GPS không xác định thường xuyên xuất hiện trên các mạng xã hội.

Nga ra mắt máy bay không người lái cảm tử "mini"

UAV cỡ nhỏ mới của Nga có khả năng "tàng hình", không gây tiếng ồn. Ảnh: Kalashnikov

Tập đoàn Kalashnikov của Nga vừa giới thiệu mẫu máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ mới có gắn bom tại triển lãm quân sự Army 2021 ở ngoại ô Moscow vào cuối tháng 8.

Đây là mẫu thiết kế mới sửa đổi của dự án KUB của Nga năm 2019. Đây là những UAV hoạt động như một "bãi mìn bay" mang quả bom 3 kg, có khả năng bay về phía tàu địch (hoặc bất kỳ mục tiêu nào khác của kẻ thù) mà không bị phát hiện và tiêu diệt nó.

Hiện tại, công ty đã hoàn thành các thử nghiệm quân sự cấp nhà nước và cũng tạo ra một bệ phóng đặc biệt để có thể cất cánh tối đa 15 UAV cùng một lúc.

Bệ phóng này có thể được đặt trên các ca nô cao tốc hoặc trên các phương tiện bọc thép hạng nhẹ trong vùng chiến sự.

Ông Nikita Hamitov, Trưởng nhóm dự án đặc biệt của công ty ZALA phụ trách chế tạo hệ thống vũ khí này cho Kalashnikov, tiết lộ những UAV này nhỏ, không gây tiếng ồn như các động cơ tương tự của nước ngoài.

Theo vị chuyên gia này, loại UAV cảm tử này có thể được sử dụng để tấn công bất kỳ mục tiêu nào cho dù chúng ở trên mặt nước, trên bộ hay thậm chí trên không.

Giám đốc phát triển Quỹ Hỗ trợ Công nghệ thế kỷ 21 Ivan Konovalov cho hay UAV cảm tử dạng tương tự được sử dụng gần đây nhất trong xung đột Nagorno-Karabakh hồi năm ngoái giữa Armenia và Azerbaijan.

Cụ thể, nhiều máy bay không người lái gắn bom đã được sử dụng để loại bỏ các phương tiện bọc thép, hệ thống chống tên lửa của Armenia và gây hỗn loạn trong hàng ngũ của họ. Những chiếc UAV cảm tử tỏ ra rất hiệu quả trong các cuộc xung đột.

Bên cạnh đó, các lực lượng Nga cũng phải ngạc nhiên về khả năng của các UAV cảm tử trong cuộc chiến tại Syria.

Theo ông Ivan Konovalov, những thành phần khủng bố ở Syria đã thực hiện một số vụ tấn công bằng UAV cảm tử vào căn cứ quân sự của Nga ở Hmeimim. Các kỹ sư của lực lượng khủng bố đã lắp ráp các UAV cỡ nhỏ như đồ chơi và gửi hàng chục chiếc trong số đó có gắn bom vào căn cứ quân sự của Nga cùng một lúc.

Căn cứ quân sự Hmeimim được bảo vệ bởi tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1. Loại vũ khí này được tạo ra để tiêu diệt các mục tiêu như tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và các mục tiêu quân sự đắt tiền khác. Thế nhưng, nó lại không hiệu quả trước một loạt UAV trị giá 15 USD có gắn những quả bom nhỏ.

Vị chuyên gia này lưu ý, mỗi viên đạn cho tổ hợp Pantsir-S1 đã có giá hàng nghìn USD, bao gồm tên lửa dẫn đường và đạn pháo. Những quả đạn này có thể bắn hạ UAV của đối phương nhưng khiến căn cứ dễ bị tấn công bởi các hệ thống vũ khí công nghệ cao khác trên không.

Rút kinh nghiệm từ đó, quân đội Nga nhận thấy cần phải chế tạo một loại vũ khí rẻ hơn để chống lại các UAV.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật