Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/6: Xe tăng Armata của Nga bị trúng đạn tại Syria

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/6: Xe tăng Armata bị trúng đạn tại Syria; MiG-29 bắn hạ UAV Thổ trên bầu trời Libya;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/6: Xe tăng Armata bị trúng đạn tại Syria; MiG-29 bắn hạ UAV Thổ trên bầu trời Libya; Mỹ không có ý định ở lại Syria mãi mãi và sẽ phải rời đi;...

Xe tăng Armata bị trúng đạn tại Syria

Cỗ tăng T-14 Armata.

Trong thời gian ngắn hoạt động tại Syria, xe tăng chiến đấu thế hệ mới T-14 Armata của Nga đã bị phiến quân dùng tên lửa chống tăng đánh trúng.

Thông tin trên được trang People News của Trung Quốc dẫn nguồn tin quân sự tại Syria cho biết, các chuyên gia quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại nước này đánh giá rất cao kết quả hoạt động của Armata.

Với khí hậu khắc nghiệt nắng nóng và nhiều khói bụi ở Syria, tăng Armata vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đã chứng minh được sức mạnh, độ tin cậy của mình khi đối mặt với lực lượng phiến quân ở Idlib.

Đặc biệt, trong những lần tham chiến, Armata đã nhiều lần bị các tay súng thánh chiến dùng tên lửa chống tăng tấn công vào phần tháp pháo nhưng tất cả chúng đều bị hệ thống phòng thủ chủ động ngăn chặn ở khoảng cách an toàn.

"Đây là điều không một cỗ tăng nào từng xuất hiện tại chiến trường Trung Đông làm được. Leopard của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá hủy số lượng lớn trong một thời gian ngắn, tăng Abrams bị phá hủy với số lượng lớn hơn nhiều.

Cùng với đó, Challenger của Anh và Leclerc của Pháp cũng chịu cùng số phận. Trong kih đó, với hệ thống phòng vệ cực mạnh của mình, đối thủ chưa một lần thành công khi tấn công tăng Armata", People News cho biết.

Được biết, T-14 Armata của Nga là dòng tăng duy nhất trên thế giới được xếp thuộc thế hệ 4 và được áp dụng công nghệ tàng hình và tự động hóa cao. Chính vì vậy, việc những cỗ tăng này đến Syria đã khiến Mỹ tìm cách đối phó nhằm sở hữu công nghệ từ cỗ tăng này.

MiG-29 bắn hạ UAV Thổ trên bầu trời Libya

Máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tiêm kích MiG-29 bắn hạ

Các nguồn tin thân Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua cho biết, trên lãnh thổ Libya, trong khu vực do Quân đội Quốc gia Libya (LNA) kiểm soát, một máy bay không người lái vũ trang Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn hạ khi đang chuẩn bị tấn công vào những vị trí của binh sĩ LNA.

Được biết chiếc UAV tối tân nói trên bị phá hủy bởi một trong những máy bay chiến đấu MiG-29 gần đây đã xuất hiện tại căn cứ không quân Al Jufra, theo nhiều nguồn tin thì chiếc tiêm kích này là của Không quân Nga.

Bên cạnh nhận định cho rằng chiến đấu cơ MiG-29 trên là của Nga thì cũng chưa thể loại trừ khả năng đó là tiêm kích của Không quân Ai Cập, khi Cairo cũng vận hành dòng chiến đấu cơ này và họ đang tích cực can dự vào cuộc chiến Libya bằng cách đưa xe tăng M1 Abrams tới biên giới hay cho trực thăng vũ trang Mi-24 và AH-64 yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh LNA.

Ngoài ra cần lưu ý rằng các máy bay chiến đấu MiG-29 trước đó đã ném bom một đoàn xe lớn của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng vũ trang GNA và phiến quân người Syria đang thực hiện một cuộc tấn công vào thành phố Sirte, gây thương vong khá nghiêm trọng.

Mỹ không có ý định ở lại Syria mãi mãi và sẽ phải rời đi

Quân đội Mỹ ở Syria.

Người Mỹ không có kế hoạch ở lại Syria mãi mãi, nhưng thời điểm rút quân khỏi đất nước này vẫn chưa được xác định, Tướng Kenneth Mackenzie, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ tuyên bố.

"Tôi không biết chúng tôi sẽ ở Syria bao lâu, nhưng rõ ràng là người Mỹ sẽ không ở đó mãi mãi. Đến một lúc nào đó chúng tôi sẽ phải rời đi. Đó sẽ là một quyết định chính trị và chúng tôi sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh này khi nó đến", ông Mackenzie nói trong cuộc họp video tại Viện Trung Đông ở Washington.

Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ và các đồng minh đã tiến hành chiến dịch chống khủng bố IS tại Syria và Iraq. Tại Syria, Hoa Kỳ hoạt động mà không có sự cho phép của chính quyền Damascus.

Chính quyền Damascus gọi những hành động này là chiếm đóng và cho rằng lý do thực sự khiến quân đội Mỹ hiện diện ở nước này là vì mong muốn kiểm soát các mỏ dầu.

Mỹ gián tiếp công nhận điều này khi giải thích sự hiện diện của mình ở Syria cũng một phần vì nhu cầu kiểm soát các mỏ dầu, tiền lãi từ các mỏ dầu này dành cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực - người Kurd ở Syria.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật