Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/2: Syria nã tên lửa đạn đạo vào vị trí Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/2: Syria nã tên lửa vào vị trí Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ; IS chìm trong đạn trực thăng Nga ở Syria;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/2: Syria nã tên lửa đạn đạo vào vị trí Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ; IS chìm trong đạn trực thăng Nga ở Syria;...

Syria nã tên lửa đạn đạo vào vị trí Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Tochka. Ảnh minh họa

Theo trang Avia-pro, Quân đội chính phủ Syria (SAA) đã sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Tochka của mình để tấn công vào vị trí của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực định cư Tarhin.

Cuộc bắn phá được thực hiện khi một đoàn xe chở dầu lậu khác được gửi từ Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi căn cứ theo những hình ảnh được cung cấp từ hiện trường, thiệt hại từ cuộc tấn công bằng tên lửa chiến thuật là rất lớn.

Ban đầu, người ta cho rằng một máy bay không người lái cảm tử khác của Nga đã được sử dụng để thực hiện cuộc tấn công, tuy nhiên một trong những phần còn lại của quả tên lửa chiến thuật sau đó đã được phát hiện.

Theo báo cáo về tổn thất rất nghiêm trọng trong hàng ngũ các chiến binh thánh chiến - đầu đạn của quả tên lửa chiến thuật đã thực sự phá hủy mọi thứ trong bán kính 100 - 150 mét, bao gồm thiết bị quân sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, xe chở nhiên liệu, tàu chở dầu và một số tay súng.

Kể từ đầu năm nay, đây là lần giáng đòn tấn công thứ tư vào khu vực này, điều đó cho thấy Quân đội Syria đã sẵn sàng chủ động chống lại mọi nỗ lực xuất khẩu dầu lậu sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả bằng những phương thức cấp tiến như vậy.

Đến thời điểm hiện tại, không có dữ liệu chính thức về thiệt hại của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên các nguồn tin cho biết có ít nhất 28 chiến binh thánh chiến thiệt mạng và một số lượng lớn các tay súng khác bị thương.

IS chìm trong đạn trực thăng Nga ở Syria

Trực thăng tấn công của Nga ở Syria. Ảnh minh họa

Quân đội Syria và các đồng minh tiếp tục các nỗ lực tích cực để săn lùng và loại bỏ các cứ điểm của khủng bố IS trên sa mạc Homs-Deir Ezzor của Syria.

Trong một loạt các cuộc đột kích gần đây, lực lượng chính phủ đã loại bỏ ít nhất 8 thành viên IS có liên quan đến các cuộc tấn công mới đây vào các cơ sở quân sự và dân sự của Syria ở các thị trấn Kobajjep và al-Shoulah.

Để yểm trợ cho lực lượng chính phủ, lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cũng triển khai trực thăng tấn công. Những chiếc trực thăng này đã góp phần đảm bảo an ninh cho các trục đường cao tốc Homs-Deir Ezzor. Các máy bay chiến đấu của Nga đã thực hiện hàng chục cuộc không kích vào các mục tiêu của IS trong khu vực.

Hiện đường cao tốc đã được bảo đảm hoàn toàn. Tuy nhiên, mối đe dọa IS khó có thể được loại trừ hoàn toàn. Vào ngày 30/12, ít nhất 25 người đã thiệt mạng khi IS phục kích một chiếc xe buýt gần Kobajjep. Ngày 24/1, một vụ tấn công tương tự khiến 3 người thiệt mạng gần al-Shoulah.

Sự gia tăng các cuộc tấn công của IS diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Quân đội Syria và Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo ở al-Hasakah và al-Qamishli.

Israel khẳng định chủ quyền với Cao nguyên Golan

Israel lại lên tiếng khẳng định chủ quyền với Cao nguyên Golan. Ảnh minh họa

Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 9/2 ra thông báo khẳng định cao nguyên Golan sẽ mãi là một phần của Nhà nước Israel nhằm phản ứng với phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Trước đó, Ngoại trưởng Blinken bày tỏ ủng hộ việc Israel hiện kiểm soát Golan, nhưng có thể thay đổi trong tương lai.

Ông Blinken nói: “Cao nguyên Golan rất quan trọng đối với an ninh của Israel, nhưng pháp lý lại là một vấn đề khác. Theo thời gian, nếu tình hình tại Syria thay đổi thì chúng tôi sẽ xem xét lại vấn đề này”.

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Israel đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn "Cao nguyên Golan sẽ mãi mãi là một phần của Nhà nước Israel."

Trong chuyến công du đến Bờ Tây nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz cũng cho rằng, chính phủ cần làm việc với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden để "mở rộng" bình thường hóa với các nước Saudi Arabia và công nhận Golan là của Israel.

Ngày 25/3/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Liên hợp quốc và một số nước đã lên tiếng phản đối động thái này của Mỹ.

Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của mình năm 1981 mà không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc coi Israel là “thế lực chiếm đóng” và cho rằng việc Israel tìm cách “áp đặt luật pháp, quyền tài phán và sự quản lý của nước này tại Cao nguyên Golan bị chiếm đóng của Syria là không có giá trị pháp lý và không có hiệu lực pháp lý quốc tế”.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật