Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 30/1: Bé gái 13 tuổi có khối u chiếm trọn ổ bụng

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 30/1/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 30/1/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 30/1/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 30/1/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Bé gái 13 tuổi có khối u chiếm trọn ổ bụng

Khối u của bệnh nhi sau khi được lấy ra. (Ảnh: BV)

BV Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật lấy ra khối u lớn chiếm trọn ổ bụng bệnh nhi Bùi Thị Thuỳ L. (13 tuổi, trú quận Hà Đông).

Trước đó, bệnh nhi đi khám với lý do đau bụng âm ỉ quanh rốn tăng dần, bụng chướng căng, đại tiểu tiện khó, nôn sau ăn, da niêm mạc hồng. Bác sĩ thăm khám thấy toàn bộ ổ bụng là khối lớn, không rõ ranh giới, di động kém, đau nên được chỉ định nhập viện.

Tại BV, bệnh nhi được làm các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán, xử trí. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy hình ảnh tổn thương là khối u lớn của lách có kích thước 33cm x 23cm chiếm toàn ổ bụng, chèn ép bể thận, niệu quản 2 bên gây giãn bể thận, niệu quản 2 bên, chèn ép dạ dày, đại tràng góc lách. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi có u lớn của lách chèn ép bể thận, niệu quản 2 bên nên chỉ định phẫu thuật cắt lách.

Hiện sau mổ bệnh nhân tỉnh táo, mạch huyết áp ổn định, da niêm mạc bình thường, bụng mềm xẹp, đã trung tiện, vết mổ khô, bệnh nhân có thể ngồi dậy ăn uống đường miệng.

Theo bác sĩ Huy, lách là 1 tạng nằm sâu trong ổ bụng có chứa nhiều mạch máu và liên quan nhiều tạng, cơ quan lân cận, vì vậy khi lách to, việc phẫu tích cắt bỏ có nhiều khó khăn, nguy cơ chảy máu cao.

Với trường hợp của bệnh nhi, đây là 1 ca phẫu thuật lớn, khó, do khối u lớn chiếm toàn bộ ổ bụng, dính nhiều vào các tạng xung quanh, chèn ép các tạng lân cận, việc phẫu tích cắt bỏ khối u là tương đối khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ, chính xác.

Người phụ nữ bị lở loét mặt do dị ứng kem trộn

Da của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng sau khi dùng kem trộn. (Ảnh: BV)

Các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhân C.T.T., 28 tuổi, trú tại Tân Tiến, Sơn Dương, Tuyên Quang, bị dị ứng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Trước đó, người này đến khám trong tình trạng mặt sưng phù, da bong tróc, lở loét, chảy dịch, đóng vảy.

Trước đó, bệnh nhân được người quen giới thiệu một loại kem trộn quảng cáo có công dụng làm đẹp, trắng da nhanh chóng. Ngày 22/1, T. đã mua trên mạng 2 lọ kem trộn về để sử dụng.

Sau một ngày, bệnh nhân bắt đầu thấy ngứa, bong tróc da, dần sưng tấy đỏ và đau rát. Những vết xước do gãi ngứa bắt đầu lở loét và chảy dịch, đóng vảy.

Khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định điều trị dị ứng mỹ phẩm tại khoa Da liễu. Sau 3 ngày điều trị, các tổn thương trên da mặt, cổ của người bệnh có tiến triển rõ rệt, đỡ ngứa và hết chảy dịch.

Thêm 10 người tiêm Nanocovax

Theo Giám đốc trung tâm Thử nghiệm lâm sàng Học viện Quân y10 người trong nhóm thử liều 50 mcg Nanocovax đã nhận liều tiêm thứ hai hôm 28/1.

Sau 10 người này, nhóm 7 người tiếp theo sẽ tiêm tương tự vào ngày 2/2.

Ngày 8/2, nhóm thử liều 75 mcg sẽ bắt đầu tiêm liều thứ hai. 7 ngày sau tiêm liều thứ hai, cán bộ nghiên cứu sẽ lấy máu đánh giá tiếp khả năng sinh miễn dịch của vaccine.

Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ nhất có tổng cộng 120 mũi tiêm, hiện đã thực hiện được 93 mũi, tức nghiên cứu đã đi được gần 80% quãng đường.

Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam đưa vào thử nghiệm lâm sàng, do công ty Nanogen phát triển.

Ba đơn vị khác cũng đang phát triển vaccine Covid-19. Trong đó, Ivac đã bắt đầu tuyển tình nguyện viên cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một bắt đầu sau Tết Nguyên đán. Vabiotech thử nghiệm trên khỉ sinh miễn dịch tốt, còn cần thử trên chuột hamster, dự kiến nộp hồ sơ thử nghiệm lâm sàng vào tháng 2/2021. Polyvac dừng ở bước nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật