Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 26/12: Sức khỏe của bé 4 tuổi bị dượng đâm kéo vào mắt giờ ra sao?

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 26/12/2020. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 26/12/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 26/12/2020. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 26/12/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Bé trai 4 tuổi bị dượng đâm kéo vào mắt tiên lượng nặng

Bé trai hiện đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM. (Ảnh: BV)

Liên quan đến vụ bé trai M.N.C.N.K. (4 tuổi, ngụ Ninh Thuận) bị người dượng dùng kéo đâm vào mắt, ngày 25/12, BS Đặng Đỗ Thanh Cần, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết trên báo Pháp luật TP.HCM, hiện bé K. đang hôn mê, tiên lượng nặng.

Trước đó, vào tối 23/12, bé K. được BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận chuyển lên trong tình trạng xuất huyết não, vết thương sọ não xuyên hốc mắt trái.

Lúc nhập viện, bé hôn mê, mắt trái sưng lồi, giãn đồng tử bên phải. Kết quả chụp CT cho thấy bé bị xuất huyết não đồi thị bên phải, giãn não thất, xuất huyết não lan tỏa, vết thương xuyên thấu hốc mắt trái.

Bé được các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu mở nắp sọ bán cầu bên phải giải áp, đặt dẫn lưu não thất ra ngoài, hồi sức tích cực. Hiện tại bé vẫn còn hôn mê, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Các tổn thương thần kinh có thể vĩnh viễn không hồi phục được.

Cứu sống trẻ 19 tháng tuổi bị tay chân miệng biến chứng nặng

Bệnh nhi dần bình phục sau biến chứng của tay chân miệng. (Ảnh: BV)

Các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) đã điều trị thành công, cứu sống một bé gái 19 tháng tuổi bị suy hô hấp độ 2 mở khí quản, di chứng não, chân liệt hoàn toàn, biến chứng bệnh tay chân miệng độ 4.

Sau 30 ngày điều trị tích cực kết hợp với khoa Phục hồi chức năng, đến nay bệnh nhi đã phục hồi tốt, cơ lực 2 chân cải thiện tốt, trẻ tỉnh táo, phản ứng tốt.

Trước đó, ngày 20/11, Bé T.T.A.D (trú tại xã Minh Đức, Ứng Hòa, Hà Nội) được chuyển về BV Nông nghiệp điều trị.

Theo lời kể của gia đình, từ ngày 1/11/2020, bệnh nhi xuất hiện sốt, nôn, nổi ban phỏng nước tay chân. Các triệu chứng diễn tiến rầm rộ, sau 2 ngày, trẻ sốt cao liên tục, giật mình nhiều, li bì nhập viện Nhi TW với chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4. Đây là phân độ nặng nhất của bệnh.

Sau 16 ngày điều trị, trẻ cai được oxy, toàn trạng cải thiện. Tới nay, sau 34 ngày điều trị tích cực kết hợp với phục hồi chức năng, trẻ đã tự thở, tương tác tốt, ăn được cháo, sữa đường miệng, thể trạng bụ bẫm, vận động chi trên hồi phục hoàn toàn, chi dưới cải thiện.

Sau khi hướng dẫn gia đình thành thạo kỹ năng chăm sóc, bệnh nhi được xuất hiện và tư vấn tái khám, theo dõi định kỳ.

Người đàn ông ở Đồng Nai bị giang mai ở bộ phận hiếm gặp

Ca bệnh lạ được bác sĩ chuyên khoa I Lâm Phạm Phước Hùng, khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết tại Hội nghị khoa học Da liễu miền Nam quý IV, được tổ chức tại bệnh viện Da liễu TP.HCM sáng 25/12.

Trước đó, bệnh nhân 31 tuổi, quê ở Đồng Nai, khởi phát triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đau tai thời gian dài không rõ nguyên nhân. Khi tình trạng ù tai nặng dần, bệnh nhân đến một cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được chẩn đoán điếc chưa rõ nguyên nhân.

Tại khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân cho biết cách đây 2 năm từng quan hệ tình dục đồng giới. Kết quả siêu âm, nội soi mũi xoang, xét nghiệm máu và các cận lâm sàng khác cho thấy người đàn ông này dương tính với HIV. Kết quả đo thính lực đồ cho thấy tình trạng của bệnh nhân là nghe kém dạng tiếp nhận.

Để xác định chi tiết thể bệnh này, người đàn ông tiếp tục được chuyển sang bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để xét nghiệm dịch não tủy. Theo bác sĩg xoắn khuẩn giang mai có thể đi vào đường máu tới dịch não tủy. Do đó, xét nghiệm dịch não tủy là căn cứ quan trọng nhất để chẩn đoán xác định giang mai tai.

Nhờ đáp ứng tốt với kháng sinh, sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân hết chóng mặt, giảm ù tai, kết quả xét nghiệm huyết thanh học bằng RPR đạt R8, thính lực hồi lại gần như bình thường.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật