Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 9/8/2019: Rắn ngâm rượu 3 tháng vẫn sống dậy cắn người

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 9/8/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 9/8/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 9/8/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 9/8/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Rắn ngâm rượu 3 tháng vẫn sống dậy cắn người

Rắn ngâm rượu vẫn sống dậy cắn người - Ảnh: Minh họa

Theo bác sĩ Vương Vĩ, chủ nhiệm Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Song Thành, thị Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mới đây, Khoa cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp vô cùng đặc biệt.

Cô Trần, mặc bệnh thấp khớp, nghe nói rằng dùng rượu rắn có thể trị bệnh khớp của mình, bèn mua một con rắn độc tục gọi là Thổ Cầu Tử, tên khoa học là Gloydius ussuriensis để ngâm rượu.

Ngâm khoảng 3 tháng với rượu nồng độ cao, cô Trần mang rượu ra uống. Uống gần hết bình rượu rắn, cô Trần dùng một chiếc đũa chọc chọc vào bụng con rắn ngâm rượu trong bình với ý định vớt nó ra.

Không ngờ, con rắn độc ngâm trong bình rượu 3 tháng bỗng hồi sinh, lao tới cắn chặt vào tay phải của cô Trần, khiến cô hoảng loạn, la hét kêu cứu.

Được người nhà đưa đi cấp cứu khẩn cấp ngay sau đó, cô Trần hiện tại đã hồi phục dần, tình trạng thể chất đã không còn đáng ngại. Tuy nhiên, cô Trần vẫn chưa hoàn toàn bình tĩnh, trải nghiệm này thực sự ám ảnh đối với cô.

Về trường hợp của cô Trần, bác sĩ Vương Vĩ cho biết, sỡ dĩ cô Trần gặp phải con rắn cương thi hay rắn zombie này là do loài rắn có khả năng đặc biệt. Khi gặp phải môi trường cực kỳ khắc nghiệt như thiếu nước, thiếu oxy, rắn sẽ tự rơi vào trạng thái hôn mê, ngủ đông. Thời gian có lúc kéo dài vài năm mới chết.

Bình rượu nhà cô Trần không phải là bình rượu bị niêm phong, vẫn có không khí chui vào. Bên cạnh đó, rượu trong bình không đầy ngập đã cung cấp không gian sống cho con rắn. Đến khi bị kích thích, con rắn sống lại và cắn trả thù cô Trần. Những người ngâm rượu rắn nên chú ý điều này, tránh để xảy ra trường hợp tương tự.

Mâu thuẫn với người yêu, nam thanh niên hái lá ngón ăn tự tử

Nạn nhân T. đã qua cơn nguy kịch - Ảnh: Doanh nghiệp

Tối 7/8, thông tin từ Quân y Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn lá ngón tự tử.

Thông tin ban đầu, vào chiều 7/8, sau khi mâu thuẫn với người yêu, anh Cự Bá T. (SN 1987, trú tại bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) đã hái lá ngón ăn với mục đích tự tử.

Nhận được tin báo, Đại úy Hồ Xuân Vượng, quân y đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn y lập tức có mặt tại gia đình nạn nhân.

Tại đây, Đại úy Vượng đã áp dụng bài thuốc dùng cây chuối kết hợp với rau má giã lấy nước cho nạn nhân uống giải độc; đồng thời tiêm trợ sức, trợ tim và chuyền dịch.

Sau gần 1 giờ tích cực cấp cứu, nạn nhân T. đã qua cơn nguy kịch, mạch và huyết áp đã ổn định.

Trước đó, cũng dùng phương pháp này Đại úy Hồ Xuân Vượng đã cứu sống 2 nạn nhân ăn lá ngón tự tử trên địa bàn xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn.

Đeo khuyên tai cho "ngầu", nam sinh khổ sở vì biến dạng "tai súp lơ"

Tai nam thanh niên mọc khối sẹo lớn sau khi bấm lỗ tai - Ảnh: Người lao động

Nam thanh niên N.M.H., sinh năm 2000 ở Hà Nội, cho biết cách đây 10 năm bản thân đã quyết định đi bấm lỗ tai để đeo khuyên cho "ngầu". Khoảng 1 năm sau, H. đã tháo khuyên tai, thế nhưng sau đó phía tai của nam thanh niên bắt đầu xuất hiện khối thịt nhỏ như đầu tăm.

Anh H. đã tự tay nặn ra và thấy có nhân màu trắng bên trong. Càng nặn, càng tác động thì khối này càng sưng to hơn. Một thời gian sau phần thịt này đã lồi to hơn đầu ngón tay út, gây ngứa ngáy, đau đớn nên anh H. đi khám. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sẹo lồi tai còn gọi là biến dạng "tai súp lơ".

Từ đó đến nay H. được phẫu thuật 3 lần do mỗi lần phẫu thuật khối sẹo lại phát triển rất nhanh. Gần đây nhất, năm 2018, khi phần sẹo lồi bám vào tai trái thanh niên này to như quả trứng gà, đường kính lên tới 3-4 cm, anh H. quyết định đi phẫu thuật lần thứ 4.

Tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân tiêm thuốc kết hợp phẫu thuật, ghép da để xử lý khối sẹo. Lần tái khám mới đây sau gần một 1 năm phẫu thuật, vết sẹo đã xẹp và chưa có biểu hiện tái phát. Theo tiến sĩ- bác sĩ Đào Văn Giang, Phó Khoa Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức, dù đánh giá vùng tổn thương của bệnh nhân có tiến triển tốt nhưng chưa thể khẳng định được khối sẹo có thể triệt tiêu hoàn toàn hay không. Với những trường hợp này vẫn có nguy cơ tái nên cần theo dõi điều trị lâu dài.

Các chuyên gia cho biết bệnh sẹo lồi ở tai hay còn gọi là "tai súp lơ" đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh này thường gặp ở những người bấm khuyên tai hay gặp chấn thương ở tai và các nguyên nhân gây nhiễm trùng…

Tại Bệnh viện Việt Đức, nhiều trường hợp bị sẹo lồi đều có tiền sử bấm khuyên tai và bị nhiễm trùng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo dù bấm khuyên tai khá đơn giản nhưng cũng cần lựa chọn cơ sở đảm bảo yếu tố vô trùng, tránh nguy cơ gây sẹo lồi cũng như nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh khác.

Ăn măng rừng tươi, một phụ nữ suýt mất mạng

Chị Phương đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện Tu Mơ Rông - Ảnh: Thanh niên

Chiều 8/8, Trung tâm y tế huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) xác nhận trung tâm này đang điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Bệnh nhân là chị Tô Thị Lan Phương (30 tuổi), nhân viên nấu ăn của nhà máy thủy điện Đăk Psi 4.

Theo ông Vũ Hùng Tuyên, Giám đốc Nhà máy thủy điện Đăk Psi 4, tối 6/8, sau khi chuẩn bị bữa ăn cho các nhân viên tại nhà máy, chị Phương liền đem măng rừng muối chua ra ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn khoảng 1 tiếng, chị Phương có biểu hiện nôn ói, chóng mặt, khó thở. Tiếp đó, chị Phương bị ngất, tim ngừng đập.

Ngay lập tức, các nhân viên tại nhà máy liền tiến hành các bước sơ cứu ban đầu. Sau khi chị Phương đã hô hấp được, nhân viên tại nhà máy liền đưa chị Phương đi cấp cứu. Hiện chị Phương vẫn đang được các bác sĩ tại Trung tâm y tế huyện Tu Mơ Rông tích cực điều trị.

Theo ông Tuyên, món măng mà chị Phương ăn là măng rừng tươi đem muối chua, món ăn này rất độc.

“Người dân thường loại bỏ chất độc bằng cách luộc măng lên rồi đổ nước đi. Sau đó đem luộc lần thứ 2 lúc này muối chua mới không bị ngộ độc. Cô Phương đem măng tươi đi muối để ăn luôn nên dẫn đến bị ngộ độc”, ông Tuyên nói.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật