Người đàn ông bị suy đa tạng sau khi đi chiếc xe mốc meo
Thời báo Hoàn cầu đưa tin, một người đàn ông họ Liu (42 tuổi, sống tại Ninh Hương, Hồ Nam, Trung Quốc) mới đây đã được bác sĩ cho ra viện sau nửa tháng điều trị chứng suy đa nội tạng, nguyên nhân xuất phát từ chiếc xe ô tô của anh.
Được biết, anh Liu từng để xe ô tô một chỗ không dùng tới gần 2 tháng. Nguyên nhân là vì trời mưa liên tục nhiều ngày, ông không muôn ra ngoài. Xe ô tô bỏ không một thời gian bị mọc nhiều nấm mốc.
Người đàn ông bị suy đa tạng sau khi lái chiếc xe mốc meo. Ảnh: Weibo
Vào một ngày trong tháng 5 vừa qua, thấy thời tiết đã ấm áp trở lại, anh Liu đã lái chiếc ô tôi của mình về quê. Sau chuyến đi đó, anh Liu bắt đầu cảm thấy đau cơ và ngực, đau đầu, ho, sốt và khó thở.
Anh Liu được đưa đến bệnh viện vào hôm 16/5. Sau khi kiểm tra cẩn thận, các bác sĩ chẩn đoán anh bị mắc hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan ở phổi, gan, thận. Anh Liu ngay lập tức được chuyển vào khoa khoa hồi sức cấp cứu (EICU). Những kết quả kiểm tra sau đó cho thấy tình trạng nghiêm trọng của suy đa tạng cấp tính do viêm phổi vì nhiễm khuẩn Legionella.
Theo bác sĩ Zhang Xingwen, vi khuẩn Legionella lây lan dễ dàng ở những nơi ẩm ướt và ấm áp như trong vòi hoa sen và điều hòa. Anh Liu bỏ không chiếc ô tô lâu ngày, vô tình tạo điều kiện cho loại vi khuẩn này sinh sôi trong điều hòa.
Phẫu thuật xuyên đêm cứu bệnh nhân bị phình động mạch chủ ngực vỡ, rò vào thực quản
Theo Tiền Phong, khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy vào chiều ngày 4/6 đã thông tin về ca phẫu thuật xuyên đêm, dùng dùng kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam để cứu sống một bệnh nhân nam 51 tuổi ở Đồng Nai. Bệnh nhân được đưa tới bệnh viện vào tối ngày 26/3 trong tình trạng ngực đau dữ dội, đau lan ra sau lưng.
Sau khi được tiến hành xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại khoa Cấp cứu, nam bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim. Tiến hành thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị phình động mạch chủ ngực vỡ, rò vào thực quản, là một ca bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Nam bệnh nhân hiện đã được xuất viện. Ảnh: Tiền Phong
Một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa đã được tổ chức ngay trong đêm với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các khoa khác nhau. Các bác sĩ cuối cùng thống nhất biện pháp tối ưu cho bệnh nhân là một cấp cứu. Ca phẫu thuật căng thẳng với sự phối hợp ăn ý và khẩn trương của các bác sĩ, phẫu thuật viên… đến từ nhiều chuyên khoa khác nhau kéo dài suốt 11 tiếng.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc tích cực. Tình trạng sức khỏe cải theienj từng ngày. Bệnh nhân hồi phục và được xuất viện. Trong những lần tái khám sau đó, các bác sĩ đều ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng ở bệnh nhân sau khi thực hiện đúng phác đồ điều trị. Ở lần tái khám ngày 4/6, các xét nghiệm đều cho kết quả tốt, bệnh nhân ăn tốt qua sonde, vết mổ khô, da hồng hào, tự đi lại nhanh nhẹn.
Người đàn ông “hô hấp nhân tạo” cứu rắn hổ mang chúa
Trang News 18 đưa tin, một con rắn hổ mang chúa dài khoảng 3m đã xuất hiện tại một căn nhà ở Malkangiri, bang Odisha (Ấn Độ). Chuyên gia bắt rắn Snehashish sau đó đã được gọi tới ứng cứu. Thời điểm đưa được con răn ra ngoài, Snehashish phát hiện con vật bị khó thở.
Sau khi cứu sống rắn hổ mang, người đàn ông thả con vật ở khu rừng cách xa khu dân cư.
Anh nhanh chóng ngồi xổm xuống, mở hàm con rắn, sau đó dùng ống hút để giúp con vật thở. Sau vài lần được Snehashish “hô hấp nhân tạo”, con rắn hổ mang chúa đã bắt đầu cựa quậy. Snehashish sau khi cứu sống rắn hổ mang đã đem nó đến thả ở một khu rừng cách xa khu dân cư.
Đoạn video ghi lại cảnh Snehashish cứu con rắn hổ mang đã được chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người đã khen ngợi Snehashish vì hành động dũng cảm của anh, thậm chí còn gọi anh là “anh hùng quên mình”.
Một người dùng mạng để lại bình luận: "Nếu chính quyền quyết định tôn vinh ai đó, sẽ tốt hơn nếu họ quan tâm đến những người yêu thiên nhiên như Snehashish. Xin gửi lời cảm ơn đến những người đã tha mạng ngay cả cho những loài động vật độc như rắn hổ mang".
Đinh Kim (T/h)