Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 27/9/2020: Người đàn ông có cả trăm viên sỏi thận vì thói quen ăn khuya

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 27/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 27/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 27/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 27/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Người đàn ông có cả trăm viên sỏi thận vì thói quen ăn khuya

Bệnh nhân bị tích tụ lượng sỏi thận lớn do thói quen ăn uống không đúng.

Gần đây, anh Xiao Wu (32 tuổi, người Trung Quốc) cảm thấy đau bụng dữ dội. Anh cũng trải qua những cơn đau lưng nên không thể làm được việc nặng.

Mới đầu, người đàn ông này nghĩ các biểu hiện này do mệt mỏi trong công việc. Bởi vậy, anh không quá bận tâm.

Nhưng sau một thời gian dài, Xiao Wu ngày càng nhức mỏi lưng nhiều hơn. Thậm chí, anh còn đi tiểu ra máu. Quá hoảng sợ, anh vội vã vào bệnh viện kiểm tra.

Kết quả chụp CT cho thấy thận trái của người này đặc kín sỏi. Thêm vào đó, thận cũng bị tổn thương khiến việc tiểu tiện khó khăn.

Ngay lập tức, các bác sĩ phải sắp xếp phẫu thuật cho Xiao Wu và lấy ra cả trăm viên sỏi. Đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua, ê-kíp mổ thấy một tình trạng nguy kịch như vậy.

Khi hỏi chuyện Xiao Wu, các bác sĩ nhận định, chính thói quen ăn uống đã dẫn tới căn bệnh này.

Người đàn ông rất bận rộn với công việc nhưng bất cứ khi nào rảnh, anh lại tụ tập cùng bạn bè. Anh thường xuyên cùng họ ăn đồ nướng, uống bia ngoài phố. Đây là những món khoái khẩu mà Xiao Wu có thể thưởng thức tới 5 ngày trong tuần.

Mỗi lần như vậy, anh có thể uống vài chai bia, ăn một đĩa lớn thịt nướng hoặc hải sản và cảm thấy cuộc đời thật tuyệt vời.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định đây là một chế độ ăn không lành mạnh mà nhiều người trẻ mắc phải.

Ăn thường xuyên các loại thịt đỏ, hải sản, uống bia sẽ làm tăng lượng purine trong cơ thể. Khi đó, lượng axit uric trong nước tiểu cao lên dẫn tới sỏi thận.

Anh Xiao Wu dùng tất cả các loại thực phẩm trên cùng lúc khiến lượng purine quá nhiều, gây ra rối loạn trao đổi chất và dần dần, số sỏi thận tích tụ.

Đau âm ỉ vùng hạ sườn, vào viện được chẩn đoán u gan do ký sinh trùng

Ảnh minh họa.

Thông tin từ trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai, trung tâm vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nam bị tổn thương gan do ký sinh trùng.

Bệnh nhân N.T.H. (75 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) vào viện khám do đau cột sống thắt lưng, hạ sườn phải.

Cách vào viện 20 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau thắt lưng trái và hạ sườn phải âm ỉ, không sốt, không gầy sút cân. Bệnh nhân đi khám tại một bệnh viện, siêu âm phát hiện u gan phải.

Sau đó, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, được làm các xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, phát hiện hình ảnh u gan phải kích thước 25x19mm. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện để chẩn đoán xác định và điều trị.

Bệnh nhân đã được tiến hành sinh thiết u gan phải, kết quả mô bệnh học cho hình ảnh áp xe gan do ký sinh trùng. Các bác sĩ chẩn đoán xác định: U gan phải do ký sinh trùng/Tăng huyết áp.

Bệnh nhân được chuyển đến trung tâm Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị bệnh.

Theo các bác sĩ, u gan phát hiện tình cờ trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể là tổn thương lành tính của tế bào gan hoặc tổn thương ác tính. Ở Việt Nam, bệnh lý tổn thương gan do ký sinh trùng cũng thường gặp.

Tuy nhiên, thực tế điều trị, khi được chẩn đoán u gan và có chỉ định sinh thiết để xác định bệnh, nhiều bệnh nhân và gia đình đã từ chối với tâm lý lo ngại "động dao kéo". Các bác sĩ lưu ý: Mỗi thủ thuật sinh thiết… có tỷ lệ tai biến nhất định, nhưng tỷ lệ này rất thấp. Vì vậy, khi được các bác sĩ tư vấn, bệnh nhân và người nhà cần phối hợp với bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác, rõ ràng và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Sốt xuất huyết vẫn còn cao điểm

Tại TP HCM từ đầu năm đến nay đã có hơn 12.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). Trong tháng 8 vừa qua đã có 1 thiếu nữ 16 tuổi (ở quận 7) tử vong vì bệnh này.

Thạc sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết trên Người lao động, hiện nay mỗi tuần TP ghi nhận 500-600 ca SXH. Giai đoạn cao điểm của bệnh SXH tại TP HCM thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12.

Hiện HCDC đang và sẽ tăng cường giám sát các hoạt động phòng chống SXH ở các điểm nguy cơ, trong đó có trường học, bệnh viện…

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật