Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 12/10/2020: Hai vợ chồng bị ung thư vì thói quen ăn hạt dưa tẩm gia vị

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 12/10/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 12/10/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 12/10/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 12/10/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Hai vợ chồng bị ung thư vì thói quen ăn hạt dưa tẩm gia vị

Hạt dưa chứa nhiều loại gia vị có chứa safrole - một chất độc nhẹ.

Theo Aboluowang, ông Zhang (67 tuổi) và vợ có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc sau khi nghỉ hưu ở Vũ Hán (Trung Quốc). Họ thường cùng nhau ở nhà xem tivi và nhâm nhi hạt dưa.

Vào đầu tháng 9, hai vợ chồng đều phát hiện có máu trong phân nên họ vội vã tới bệnh viện khám bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán cặp đôi bị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn.

Sau khi tìm hiểu, bác sĩ kết luận tình trạng của hai bệnh nhân liên quan tới thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.

Bác sĩ giải thích phần lớn hạt dưa bán ngoài chợ có rất nhiều muối, gia vị và đường hóa học. Trong một số loại gia vị có chứa safrole - một chất độc nhẹ. Lượng safrole nhỏ sẽ không nguy hại cho sức khỏe nhưng cặp vợ chồng lại ăn hạt dưa quá thường xuyên. Do đó, chất độc bị tích tụ dẫn tới nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, những hạt dưa bị mốc cũng chứa chất độc aflatoxin, gây hại cho cơ thể. Bởi vậy, các bác sĩ cảnh báo, dù hạt dưa ngon thế nào, mọi người cũng không nên ăn nhiều trong một thời gian dài.

Bệnh nhân bị giun lươn làm tổ ở đùi

Hình ảnh giun lươn. (Ảnh: Flickr)

Bệnh nhân 73 tuổi, ngụ tại Long An, được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, trong tình trạng cơ thể suy nhược, thường xuyên sưng, đau đùi trái.

Trước đó, người đàn ông được đưa đến nhiều bệnh viện khác để điều trị với kháng sinh nhưng tình trạng không thuyên giảm. Điều này khiến khối áp-xe trên đùi bệnh nhân ngày càng lớn.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết trên Tri thức trực tuyến, qua thăm khám, các bác sĩ không ghi nhận tổn thương trên bề mặt da hay dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa. Tuy nhiên, qua phim chụp, các bác sĩ phát hiện khối áp-xe tại đùi trái và màng phổi phải của bệnh nhân. Các tổn thương này do giun lươn đi lạc chỗ và làm tổ.

Người bệnh được chẩn đoán viêm mô tế bào đùi trái áp-xe hóa, tràn dịch màng phổi do ấu trùng giun lươn lạc chỗ. Sau khi được điều trị nội khoa, thuốc kháng ký sinh trùng, sức khỏe của bệnh nhân hồi phục.

TS Hùng cho biết đây là ca bệnh hiếm gặp. Thông thường, giun lươn trưởng thành ký sinh trong niêm mạc ruột non và đẻ trứng. Khi bị ruột non đào thải ra môi trường bên ngoài, ấu trùng giun lươn phát triển và tiếp tục xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, chúng có thể làm tổ, ký sinh trong thực quản, phổi và một số cơ quan khác.

Do bệnh diễn biến chậm, triệu chứng đa dạng dễ nhầm lẫn, nhiễm giun lươn thường bị bỏ qua dù là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Giun lươn có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan, thậm chí bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo khi thấy xuất hiện thường xuyên các triệu chứng như mệt mỏi, ăn kém, ăn vào hay nôn, đi ngoài phân lỏng, người dân nên đến các cơ sở y tế thăm khám và nghĩ đến khả năng bị nhiễm ký sinh trùng giun lươn.

Hàng nghìn trẻ mắc tay chân miệng, nhiều ca biến chứng nặng lên não

Tiền Phong đưa tin, theo số liệu thống kê, cộng dồn từ đầu năm đến tuần 39, TP.HCM ghi nhận 6.358 ca bệnh tay chân miệng. Tính riêng trong tuần 39, ghi nhận 640 ca bệnh, là số ca bệnh cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm đến nay.

Số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận huyện trong đó có 4 quận huyện ở mức độ cảnh báo. Đây là số liệu đáng báo động và chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để dịch không lây lan trên diện rộng.

Còn ở Hà Nội, thống kê từ đầu tháng 7 đến nay, số trẻ đến khám vì tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng nhanh liên tục, trong đó có nhiều trường hợp trong tình trạng nặng.

TS.BS Đỗ Thiện Hải - Trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, hiện có 71 trẻ đang điều trị nội trú, phần lớn trong tình trạng nặng.

Điển hình là trường hợp bé T. (2 tuổi, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng chân tay run rẩy, kích động, quấy khóc kèm theo nôn trớ. Các bác sĩ đã chọc dịch não tủy và xác định cháu có dấu hiệu biến chứng não do mắc tay chân miệng.

Còn trường hợp bé A. (13 tháng tuổi, trú tại Hà Nội) đã 3 lần mắc tay chân miệng. Mé bé cho biết, hai lần trước bé điều trị ở nhà và tự khỏi, nhưng lần này bị nặng hơn nhiều, sốt cao nhiều ngày. Các bác sĩ chẩn đoán bé mắc tay chân miệng mức 2B.

TS.BS Đỗ Thiện Hải cho biết thêm: Thời điểm hiện tại, mỗi ngày có 15 - 20 trẻ nhập viện. Nhiều trẻ có dấu hiệu nhưng nhiều trẻ cũng không rõ dấu hiệu nên phụ huynh không phát hiện.

Đáng nói, có nhiều trẻ bị biến chứng viêm não, viêm màng não, thần kinh. Số ca bị biến chứng do tay chân miệng năm nay nhiều hơn so với các năm khác.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật